MÃ VẠCH LÀ GÌ?
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký
mã vạch (Barcode symbology). Ký
mã vạch hay gọi tắt cũng là
mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Mã số
mã vạch được thu nhận bằng một
máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của
mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong
mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều
máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
CÓ BAO NHIÊU LỌAI MÃ VẠCH?
Có thể nói
mã vạch cũng giống như một đạo quân các ký hiệu quen thuộc, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trên hầu hết các sản phẩm lưu hành hợp pháp trên thị trường. Ai cũng đều thấy chúng nhưng ít ai hiểu được nhiều về chúng. Nhưng vì nghĩ
mã vạch là "vô thưởng vô phạt" nên cũng chẳng ai quan tâm đến chúng cả. Khi được hỏi về
mã vạch, đa số người ta chỉ biết
mã vạch là …
mã vạch. Nó mã hóa một con số gì đó mà người ta không hiểu. Nói như vậy nghiễm nhiên
mã vạch chỉ có một lọai duy nhất là …
mã vạch và nó được sử dụng để lưu trữ 1 con số gì đó như giá tiền chẳng hạn.
Thực ra
mã vạch gồm nhiều chủng lọai khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128. Ngoài ra, trong 1 số loại
mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
UPC (Universal Product Code)
UPC là 1 lọai ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như "giấy phép bằng số" cho các sản phẩm riêng lẽ.
UPC gồm có 2 phần: phần
mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được.
Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt
Nhìn ký hiệu UPC như hình bên ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số:
Ký số thứ 1: Ở đây là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc còn gọi là "Family code". Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau:
* 5 - Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa
* 4 - Dành cho người bán lẽ sử dụng
* 3 - Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế.
* 2 - Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.
* 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.
Năm ký số thứ 2: Trong mẫu này, tượng trưng là 12345, ám chỉ mã người bán (Vendor Code), mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất (Manufacturer code). Ở Hoa kỳ, mã này được cấp bởi hiệp hội UCC (The Uniform Code Council) và mã được cấp cho người bán hoặc nhà sản xuất là độc nhất. Như vậy khi hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng mã UPC thì chỉ cần biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa.
Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm .
Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC
UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.
Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ
EAN (European Article Number)
EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số "mốc", dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là "mã quốc gia" của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)
EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số.
Theo ký hiệu EAN-13 như hình vẽ phía trên, có thể phân chia như sau:
* 893 - Mã quốc gia Việt Nam
* 123456789 - 9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng.
* 7 - Mã kiểm tra tính chính xác của tòan bộ số EAN.
EAN có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering), thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.
Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số
mã vạch Việt Nam, gọi tắt là
EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.
UPC và EAN dù là 2 lọai
mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.
Code 39 được phát triển sau
UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó. Do tính linh họat như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.
Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức
Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi là LOGMARS.
INTERLEAVED 2 OF 5
Interleaved 2 of 5 là một lọai
mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của
Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khỏang không gian không lớn lắm
Cùng 1 tỷ lệ
mã vạch, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu
mã vạch nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.
Các lọai Barcode thông dụng khác
Codabar Code 93
Code 128-A HIBC
Các loại Barcode 2D
Người dùng
mã vạch ngày càng quan tâm đến
mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhằm vào ba ứng dụng chính:
1. Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Nếu in
mã vạch tuyến tính, tức là các lọai
mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của
mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in
mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.
Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu
mã vạch 2D có thể coi như là 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF - Portable Data File). Do đó khi sử dụng lọai mã 2D, có thể không cần đến CSDL bên trong máy vi tính.
2. Quét tầm xa: Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép
quét mã vạch 2D ở 1 khỏang cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m)
Các ký hiệu
mã vạch 2D có thể được chia làm 2 loại:
1/ Loại mã xếp chồng (Stacked Codes): như Code 16K, Code 49, PDF-417
Code 16K PDF-417 Code 49
(Với 2 "chồng" lưu trữ được 14 ký số) (18 digits cho 1 kích thước rất nhỏ) (2 "chồng lưu được 15 digits)
2/ Loại
mã vạch ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode,Softstrip, Vericode, …..
Với Data Matrix như thế này đây, khi giải mã các bạn sẽ được một đoạn văn như sau:
" Cac ban co tin la toi co the viet 1 quyen truyen bang
mã vạch khong? "
Thật kinh khủng nếu ai đó viết 1 quyển truyện bằng
mã vạch, lúc đó mỗi câu văn hoặc mỗi đoạn văn sẽ là ….. 1 mã ma trận. Với sự phát triển của mã ma trận, ta thấy rằng ngành mã vạch đã thực sự phát triển theo một hướng khác: Cơ sở dữ liệu. Một ngày nào đó, bạn sẽ có trong tay một chiếc đĩa mềm, hoặc Flashdisk trong đó chỉ toàn là các mã ma trận lưu trữ danh sách của các VIP mà không sợ bị các Hacker bẻ khoá. Vì chỉ có
máy quét mã vạchmới có thể "bẻ khoá" được
mã vạch, hơn nữa không phải
máy quét mã vạch nào cũng đọc được mã ma trận.
MÃ VẠCH ĐƯỢC ỨNG DỤNG ĐỂ MÃ HOÁ NHỮNG GÌ?
Có thể mã hoá đủ loại thông tin thành
mã vạch. Ví dụ:
1. Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
2. Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)
3. Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
4. Nơi trữ hàng hoá
5. Ngày nhận
6. Tên hay số hiệu khách hàng
7. Giá cả món hàng
8. Số hiệu lô hàng và số xê ri
9. Số hiệu đơn đặt gia công
10. Mã nhận diện tài sản
11. Số hiệu đơn đặt mua hàng v.v….
Một khi công ty đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại
mã vạch thích hợp, kích thước của
mã vạch, công nghệ mã hoá thông tin và công nghệ in thích hợp nhất.
Bảng Mô tả các loại mã vạch thông dụng
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC MÃ VẠCH?
Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là "phần mềm và máy in" nhưng vấn đề là phần mềm gì và máy in gì. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi khuyên các bạn trẻ nên bỏ đi cái ý tưởng nếu có, tạo
mã vạch bằng …… Autocad, hoặc vẽ bằng CorelDraw!
Để in ra
mã vạch, bạn cần phải xác định
mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:
* Nếu bạn muốn in
mã vạch trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in
mã vạch.
* Nếu bạn là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in
mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó
mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
* Nếu bạn muốn in
mã vạch lên nhãn và dán lên sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng rất nhiều như trong các khu công nghiệp chẳng hạn thì bạn nên dùng công nghệ
in mã vạch chuyên nghiệp. Công nghệ này bao gồm
máy in mã vạch chuyên nghiệp (
Label Printer hay barcode printer) và phần mềm
in mã vạch chuyên nghiệp. Bạn không nên dùng các phần mềm văn phòng và các máy in văn phòng để in các nhãn hàng hoá vì các nhãn hàng hoá đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn công nghiệp rất khắc khe mà chỉ có công nghệ in nhãn chuyên nghiệp mới đảm trách nỗi
* Còn nếu bạn muốn in
mã vạch lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ
mã vạch)
Cũng cần nói thêm rằng nếu bạn dùng các phần mềm không chuyên về
mã vạch (như Corel) để in
mã vạch thì bạn chỉ có thể in và xử lý
mã vạch ở mức độ cơ bản. Thí dụ bạn sẽ không in được các loại
mã vạch 2-D hoặc không nén được
mã vạch bằng các tỷ lệ nén khác nhau.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC MÃ VẠCH?
Để đọc được các ký hiệu
mã vạch người ta dùng một loại thiết bị gọi là
máy quét mã vạch (barcode scanner), thực chất chính là một loại đầu đọc quang học dùng chùm tia sáng hoặc tia laser. Nhiều bạn có ý tưởng là "viết một phần mềm để đọc
mã vạch" nhưng tôi khuyên bạn không cần phải làm thế vì ngay trong máy
máy quét mã vạch đã có một phần mềm dưới dạng Firmware dùng để đọc đủ loại
mã vạch. Nếu bạn thực sự muốn viết một phần mềm để đọc
mã vạch thì trước hết bạn phải mua cho được một
máy quét mã vạch dùng cổng COM thường là loại
máy quét mã vạch không có bộ giải mã bên trong.
Khi nhìn vào một ký hiệu
mã vạch trên 1 món hàng, có khi ta thấy 1 dãy số nằm ngay bên dưới ký hiệu
mã vạch đó nhưng cũng có khi không có gì cả. Dãy số này chính là mã số mà ký hiệu
mã vạch đã mã hoá. Vấn đề có mã số hay không có mã số là do phần mềm in
mã vạch tạo ra giúp cho con người có thể nhận dạng được bằng mắt thường, nó chỉ quan trọng đối với con người chứ không quan trọng đối với máy vì máy không hiểu được các con số này mà chỉ có thể đọc được chính bản thân các ký hiệu
mã vạch. Do đó, để
máy quét mã vạch có thể đọc được
mã vạch tốt thì khi in ra, ký hiệu
mã vạch phải rõ ràng, không mất nét, các vạch phải thẳng đứng không biến dạng.
mã vạch sau khi quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu. Tùy theo công nghệ đang dùng và tùy theo loại
máy quét mã vạch mà phần mềm giải mã có thể là 1 phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét và có thể được hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Notepad, Wordpad, hay là 1 phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị hoặc do người sử dụng viết chương trình ứng dụng.
(Nguồn http://mavach.blogspot.com/2009/06/ma-vach-va-phan-loai-ma-vach.html )