GRAPHIC DESINGER

วันศุกร์ที่ 29 มีนาคม พ.ศ. 2556

pha các dung dịch thường dùng trong phòng thi nghiệm

Trang 1 / 2
 Trong lĩnh vực Hóa Học, từ các thí nghiệm đơn giản trong phòng thí nghiệm cho đến các đề tài nghiên cứu, đều yêu cầu chuẩn bị các dung dịch cơ bản cần thiết. Mới nghe thì bất cứ sinh viên Hóa Học nào cũng cho là những việc đơn giản, thậm chí nhắm mắt cũng có thể làm được, nhưng để chuẩn bị một dung dịch nào đó theo yêu cầu của công việc đòi hỏi sự tinh khiết và tính chính xác cao thì chúng ta phải tiến hành chuẩn bị chúng rất cẩn thận. Dưới đây là một vài thuật ngữ thường dùng.
Chất tan: Chất có khả năng hòa tan trong dung dịch.
Dung môi: Chất dùng để hòa tan một chất khác thành dung dịch. Đường ăn hòa tan trong nước thì nước là dung môi dùng để hòa tan đường, còn đường là chất tan.
Dung dịch: Một hỗn hợp của 2 hay nhiều chất tinh khiết. Trong một dung dịch một chất tinh khiết được hòa tan đồng ly bởi một chất tinh khiết khác. Ví dụ, trong dung dịch nước đường thì hàm lượng đường được phân bố đồng đều trong dung dịch, và đó là một dung dịch đồng ly.
Mol: Một đơn vị khối lượng được dùng trong Hóa Học. Thuật ngữ này đề cập đến một số lượng rất lớn các hạt cơ bản (nguyên tử, phân tử, ion, electron...vv..) của một chất bất kỳ. Một mol có khoảng 6.02 x 1023 hạt cơ bản của một chất nào đó (số Avogadro).
Dung dịch chuẩn: Nhiều dung dịch được dùng trong lĩnh vực phân tích mà nồng độ của chúng cần được xác định một cách chính xác (đến các chữ số có nghĩa thích hợp). Chúng có thể được chuẩn bị bằng cách cân một lượng xác định chất rắn tinh khiết rồi pha thành dung dịch với thể tích xác định hoặc bằng cách chuẩn độ bằng một dung dịch chuẩn khác có nồng độ xác định không đổi. Tóm lại dung dịch chuẩn là một dung dịch có nồng độ xác định và không bị biến tính theo thời gian.
Độ chính xác và các chữ số có nghĩa: Nếu một dung dịch được pha từ 2.5 g chất rắn (+/- 0.1g) và ta biết rằng con số này có 2 chữ số có nghĩa và nồng độ của nó cũng có thể là số có hai chữ số có nghĩa chẳng hạn như 1.5 M hay là 0.15 M... Nếu chất rắn được cân là 2.50 g (+/- 0.01g) ta biết rằng nồng độ của dung dịch cũng có thể chứa đến 3 chữ số có nghĩa chẳng hạn như: 1.50 M hay là 0.150 M. Nếu khối lượng chất tan là 2.500 g (+/- 0.001g) thì nồng độ của dung dịch có thể có 4 chữ số có nghĩa chẳng hạn 1.500 M hoặc là 0.1500 M.
Tại sao chúng ta lại quan tâm đến các chữ số có nghĩa. Việc xác định các chữ số có nghĩa giúp bạn xác định độ chính xác của mẫu cân. Trong các lớp học phổ thông thì việc xác định các chữ số có nghĩa thì không mấy ai để ý nhưng trong các phòng thí nghiệm phân tích việc xác định mức độ chính xác của mẫu là rất quan trọng. Để cân mẫu chính xác bạn nên sử dụng các loại cân điện tử phù hợp cho công việc của bạn đòi hỏi. Cân có độ chính xác càng sao thì giá thành sẽ càng cao. Khi bạn cân với hàm lượng mẫu lớn thì sẽ có ít sai số hơn. Pha một lượng lớn dung dịch mẫu, cất vào kho rồi dùng từ từ, như vậy sẽ tiết kiệm được công sức của bạn vừa lại tránh được các sai sót.
Các hóa chất thường dùng để chuẩn bị dung dịch mẫu được liệt kê dưới đây:
Hóa chất
Phân tử khối
Độ tinh khiết
Ứng dụng
Natri Cacbonat
105.99
99.9%
Axít
Kali HydroPhtalat
204.23
99.9
bazơ
Kali Dicromat
294.22
99.9
Tác nhân khử
Kali Iotdat
214.01
99.9
Natri thiosulfat
NaCl
58.45
99.9
Bạc nitrat
EDTA dinatri, dihydrat
372.25
99.0
Muối kim loại
Các hóa chất thông thường : Các hóa chất thông thường là các hóa chất hay được dùng trong các trường trung học, mà độ chính xác của các chất này không được quan tâm vì ít nhiều nó cũng không làm ảnh hưởng đến các thí nghiệm đơn giản, như chỉ thị màu axít bazơ. Yêu cầu duy nhất của chúng là làm sao để học sinh thấy được sự đổi màu, sủi bọt khi phản ứng xảy ra...vv...
Các dung dịch Stock: Một dung dịch stock là một dung dịch có nồng độ tương đối cao (dung dịch chuẩn hay không chuẩn) mà nó có thể cất trữ được trong một thời gian tương đối lâu, chỉ pha loãng khi nào dùng đến. Việc chuẩn bị các dung dịch stock có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian của bạn.

Chuẩn bị các dung dịch.

Nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch mà  trong đó chúng ta đã biết hàm lượng của các chất phản ứng. Điều này có thể liên quan đến việc cân một hàm lượng chính xác của một chất ở điều kiện khô ráo hoặc là đong một lượng chất lỏng chính xác. Chuẩn bị các dung dịch một cách chính xác sẽ an toàn hơn và cơ hội thành công cũng cao hơn.

Pha dung dịch theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng.

     Công thức:

Phần trăm khối lượng C% = [Khối lượng chất tan(g) / Thể tích của dung dịch (ml)] x 100

     Ví dụ 1:

Một dung dịch 10% NaCl có 10g NaCl hòa tan trong 100ml dung dịch.

     Cách làm:

Cân 10g NaCl đổ vào ống đong hay bình định mức có chứa khoảng 50ml nước. Lắc đều cho NaCl tan hết sau đó thêm nước đến vạch 100ml. Chú ý: Đừng bao giờ lấy rót đầy nước vào ống đong đến vạch 100ml rồi sau đó mới cho NaCl vào. Vì nếu làm như thế thể tích dung dịch sẽ bị thay đổi do đó thành phần phần trăm khối lượng chất tan trong dung dịch có thể nhỏ hơn so với yêu cầu. (Về mặt vật lý thì quá trình hòa tan muối vào nước không làm thay đổi thể tích cuối của dung dịch nhưng cũng có thể xảy ra với một số chất khác, do đó bạn nên làm đúng cách vẫn hơn.)

Pha dung dịch theo tỉ lệ phần trăm về thể tích

Khi chất tan của bạn là chất lỏng, đôi khi chúng ta phải pha chế các dung dịch theo tỉ lệ phần trăm về thể tích.

     Công thức

Tỉ lệ theo phần trăm thể tích V% = [Thể tích chất tan (ml) / Thể tích của dung dịch (ml)] x 100

     Ví dụ 2:

Pha 100ml có chứa 5% etylen glycol về thể tích.

     Cách làm

Trước hết, biểu diễn thành phần phần trăm của chất tan dưới dạng một số thập phân 5% = 0.05. Sau đó nhân số này với tổng thể tích của dung dịch chúng ta sẽ thu được thể tích của chất tan cần thiết: 0.05 x 100 = 5ml (etylen glycol).
Đong ra 5ml etylen glycol rồi đổ vào bình định mức sau đó thêm nước cho đến vạch 100ml.

Pha dung dịch theo số mol cho trước

Nồng độ mol là một đơn vị rất hữu hiệu dùng để đánh giá hàm lượng chất tan trong dung dịch và đồng thời nó là một yếu tố dùng để tính thể tích (một tính chất dễ đo lường của dung dịch) cần thiết của chất tan qua việc chuyển đổi số mol của chất tan.
Nồng độ mol M = [Số mol chất tan / Một lít dung dịch]
Bây giờ chúng ta xem thử, tiến hành chuẩn bị dung dịch với nồng cho trước như thế nào nhé.

     Ví dụ 3:

Giả sử rằng bạn đang làm một thí nghiệm và cần dùng đến các dung dịch sau: 0.5M Na2CO3 , 1.5M HCl. Dung dịch Na2CO3 sẽ được pha từ Na2CO3 tinh khiết dạng rắn và dung dịch HCl được pha loãng từ HCl đậm đặc.

Đối với Na2CO3 :

 Trước hết bạn phải cân đủ khối lượng của Na2CO3
 Pha chất rắn với một thể tích nước nhỏ hơn thể tích dung dịch mong muốn.
 Pha loãng dung dịch đến thể tích cần dùng.
Giả sử bạn cần 250ml dung dịch Na2CO3 0.5M. Trước hết cần tính khối lượng cần thiết của Na2CO3 cần cho 250ml dung dịch:
Số gam Na2CO3 cần = [(250ml/1000ml) x 0.5 mol Na2CO3 x 105.989 g Na2CO3] = 13.2 g Na2CO3
Trong đó 105.989 g là khối lượng phân tử của Na2CO3
 Cân 13.2 g Na2CO3 rồi đổ vào bình định mức.
 Thêm ít nước đủ để hòa tan chất rắn.
 Thêm nước cho đến vạch 250ml.
Như vậy từ ví dụ trên chúng ta thu được công thức tổng quát cho bài toán pha dung dịch với nồng độ và thể tích cho trước như sau:
m(g) chất tan = [thể tích dung dịch(ml) / 1000ml] x [Nồng độ mol của dung dịch] x [Khối lượng phân tử của chất tan]
 
Đối với HCl:
Thật khó để mà pha dung dịch HCl từ khí Hydrochlorua, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thường mua dung dịch axít HCl đậm đặc về pha loãng. Axít HCl dùng trong các phản ứng thường có nồng độ từ 1 đến 6M. 
HCl đậm đặc thường chứa khoảng 35-37% khối lượng Hydroclorua hòa tan vào nước và có khối lượng riêng là 1.18g/ml.
Như vậy 1000ml HCl đậm đặc có khối lượng riêng là 1.18g/ml thì sẽ có khối lượng là 1000 x 1.18 = 1,180g. 1000ml HCl đậm đặc có chứa [35/100] x 1,180 = 413g HCl; Phân tử lượng của HCl = 1.008 + 35.5 = 36.508 ~ 36.5g/mol vậy nồng độ của nó sẽ là: 413/36.5 = 11.3 M
Bằng cách tương tự chúng ta có thể tính toán được cho một số axít thường dùng như dưới đây:
Phương pháp chung là:
 Từ khối lượng riêng tìm ra khối lượng của một 1000ml dung dịch axít.
 Từ hàm lượng % có thể tính được khối lượng của axít/1000ml.
 Tìm nồng độ mol của axít bằng cách chia cho phân tử khối của nó.

Axít
Phân tử khối
g/cm3
Khối lượng riêng (g/ml)
Hàm lượng %
Nồng độ
HCl
36.5
1.18
35
11.3
HNO3
63.0
1.42
70
15.8
H2SO4
98.1
1.84
98
18.4
CH3COOH
60
1.05
100
17.5
NH3
17
0.89
35
18.3
Các phương thức pha loãng có hơi khác nhau một chút là các axít hoàn toàn tinh khiết, giống như sulfuric axít đậm đặc có chứa khoảng 95 – 98% H2SO4. Ở đây chúng ta ngầm hiểu rằng các axít đậm đặc cũng chứa một lượng nước đáng kể nào đó.
Trở lại với ví dụ 3 ở trên: Giả sử chúng ta muốn pha 500ml dung dịch HCl 1.5M từ HCl đậm đặc. Chúng ta biết là HCl đậm đặc có nồng độ là 11.3M, như vậy trước hết chúng ta lập hai tỉ số:
500ml HCl 1.5 M     [1.5 mol HCl loãng / 1000 ml HCL loãng]     [12 mol HCl đậm đặc / 1000ml HCl đậm đặc]
Mỗi nồng độ được viết thành một tỉ số và có đơn vị rõ ràng để xác định đâu là dung dịch tinh khiết đâu là dung dịch đã pha loãng.
Số ml HCl đậm đặc cần để pha loãng = 500ml HCL loãng x  [1.5 mol HCl loãng / 1000 ml HCL loãng] x  [1000ml HCl đậm đặc /12 mol HCl đậm đặc /] = 66.4 ml HCl đậm đặc
 Đong ra 66.4 ml HCl đậm đặc đổ vào bình định mức 500ml có chữa sẵn một lượng nước đáng kể để pha loãng axít.


35172-Sao Lai Nhan Nham May Anh-Lam Chan Huy


Thêm nước vào đến vạch định mức 500ml
Ngoài ra còn có một cách giải quyết khác cho bài toán pha loãng này. Khi một lượng axít đậm đặc được pha loãng bằng nước thì hàm lượng axít sẽ không thay đổi trước và sau khi pha loãng. Do đó số mol của axít trong dung dịch đậm đặc và dung dịch sau khi đã pha loãng phải bằng nhau. Do đó chúng ta có phương trình.
[Số mol của chất tan trong dung đậm đặc] = [Số mol của chất tan trong dung dịch pha loãng]
Số mol của chất tan có thể tính bằng tích của nồng độ mol và thể tích của dung dịch:
Như vậy chúng ta sẽ có: [Thể tích dung đậm đặc] x [Nồng độ của dung dịch đậm đặc] = [Thể tích của dung dịch pha loãng] x [Nồng độ của dung dịch pha loãng]
Gọi [Thể tích dung đậm đặc] là VC ; [Nồng độ của dung dịch đậm đặc] là MC ; [Thể tích của dung dịch pha loãng] là VD ; [Nồng độ của dung dịch pha loãng] là MD :
Chúng ta thu được công thức dưới đây: VC MC = VD MD
Tất nhiên là bạn biết nên làm gì với phương trình này để tìm ra thể tích của chất tan cần để pha dung dịch.

Lưu trữ các dung dịch

Các lọ nhựa có nắp rất thích hợp cho việc cất trữ các dung dịch stock, các lọ nhựa cũng an toàn hơn thủy tinh khi chúng va chạm vào nhau. Bạn nên dùng lọ bằng nhựa để đựng các dung dịch kiềm, vì kiềm ăn mòn thủy tinh. Với các dung dịch mà bạn cất trữ một thể tích tương đối nhiều thì nên dùng bình nước khoáng 20L đã dùng để đựng chúng vì sau này khi dùng đến, bạn sẽ rót ra dễ dàng hơn vì các bình nước khoáng này có vòi. Các lọ hay bình chứa dung dịch nên được gián nhãn và ghi chú cẩn thận.

Cảnh báo

Axít

Các axít đậm đặc đều ít nhiều có tính ăn mòn do đó khi thao tác bạn nên thận trọng. Nên mang bao tay bằng nylon thay vì dùng bao tay y tế bán ngoài cửa hàng thiết bị y tế. Sau khi rót axít xong nên dùng khăn ướt lau sạch miệng chai. Đong axít bằng ống đong hoặc pipet (có quả bóp), sau khi dùng xong nhúng ống đong hoặc pipet vào chậu rửa chứa đầy nước, không nên rót nước trực tiếp vào ống đong để rửa.

Dung dịch NaOH, KOH

NaOH ở dạng rắn hay dạng lỏng đậm đặc đều có tính ăn mòn khá cao, thậm chí NaOH loãng cũng có tác dụng rất xấu đến mắt. Nên khi pha các dung dịch kiềm như NaOH, KOH bạn nên tiến hành trong tủ hút, nhớ đeo găng tay và mặt nạ bảo vệ, bật quạt tủ hút khoảng 10-15 phút sau đó mới lấy ra rót vào bình chứa. Một điều đáng chú ý là bạn nên đổ các chất rắn của kiềm vào nước một cách từ từ vì chúng rất háu nước.

Dung dịch Hydroperoxit

H2O2 bán trên thị trường hiện nay thường chứa khoảng 30% hoặc là '20 volume' thường có xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy những thông số này là gì? và làm sao chúng ta có thể có được 20 phần thể tích từ dung dịch H2O2 đậm đặc 30%. Chúng ta cần biết '20 volume' là gì? Nó có nghĩa là 1cm3 dung dịch sẽ cho ra 20cm3 khí Oxy. Như vậy có lượng khí là bao nhiêu trong mỗi cm3 H2O2 30%.
Khối lượng riêng của H2O2 là 1.10g/cm3 như vậy 1000ml dung dịch có khối lượng là 1,100g và do đó nó chứa [30/100]x 1,100g = 330g H2O2.
Phân tử khối của H2O2 là 34g/mol. Vậy nồng độ mol của dung dịch 30% sẽ là: 330/34 = 9.7M.
Phương trình phân hủy:

H2O2
=
H2O
+
1/2 O2
1mol



½ mol
9.7mol



4.85mol
1000cm3



? cm3 khí



Một mol khí Oxy ở điều kiện tiêu chuẩn (standard temperature and pressure) chiếm 22.4 dm3 = 22400 cm3. Do đó 4.85mol sẽ chiếm thể tích là 108,640cm3. Và 1cm3 H2O2 30% cho ra 108,640/1000 cm3 khí Oxy =108 cm3 = '100 phần thể tích' hay 100 volume. Nên muốn có dung dịch H2O2 '20 volume' chúng ta cần pha loãng 5 lần bình đựng 1000 cm3 H2O2 30%.

วันพุธที่ 27 มีนาคม พ.ศ. 2556

NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU TRONG COREL

Người ta nói màu sắc là thứ đầu tiên đập vào con mắt chúng ta, màu săc thể hiện cảm xúc, hình dáng, sự trừu tượng v.v... và nó có sức mạnh làm cho tâm hồn ta rung động. Và người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Nhưng không phải ai cũng đều có khả năng vận dụng thành thạo các mà sắc để bộc lộ điều muốn nói, không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.
Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

Phần I: Tóm tắt những khái niệm

1/ Màu dương tính:
Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

2/ Màu âm tính:
Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Ví dụ:
Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)
Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

4/ Cách dùng màu:

• Cấp thứ nhất (Primary)
Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

• Cấp thứ hai (Secondary)
Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

• Cấp thứ ba (Tertiary)
Từ 3 màu căn bản: Đỏ - Vàng - Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

5/ Cái này giờ mới biết:

Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên (quá xá là đúng)

6/ Trình tự phối màu:

• Bước 1:
Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
• Bước 2:
Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3:
Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
Da cam – Xanh dương.
Nghệ - Chàm.
Vàng – Tím.
Vàng xanh - Đỏ tím…
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
Ví dụ:
Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

• Bước 4:
Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

Phần II: 07 SẮC CẦU VỒNG

Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau.

Tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc.

Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen.

Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu.

Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽ khác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.

Màu sắc được phân thành 8 loại:
- Màu nóng (Hot)
- Màu lạnh (Cold)
- Màu ấm (Warm)
- Màu mát (Cool)
- Màu sáng (Light)
- Màu sậm (dark)
- Màu nhạt (Pale)
- Màu tươi (Bright)

Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp.

MÀU NÓNG
Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.
Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.

MÀU LẠNH
Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.
Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)
MÀU ẤM
Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.
Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.
Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.
Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …
Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem.
Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.
MÀU MÁT
Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.
Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng.
Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam…
Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.
Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân.
Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

MÀU SÁNG
Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam.
Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng.
Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.
Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm.
Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng.
Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.
MÀU SẬM
Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.
Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn.
Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.
Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.
Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

MÀU NHẠT
Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.
Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng.
Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng.
Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.
Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.
Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.
MÀU TƯƠI
Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.
Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen.
Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.
Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.
Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.

Phần III
A.NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
- Màu sắc môi trường chung quanh.

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1/ Phối màu không sắc (Achromatic)
Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

2/ Phối màu tương tự (Analogous)
Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

3/ Phối màu chỏi (Clash)
Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

4/ Phối màu bổ sung (Complementary)
Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.

5/ Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

6/ Phối màu trung tính (Neutral)
Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

7/ Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)
Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

8/ Phối màu căn bản (Primary)
Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.

9/ Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
Ví dụ:
Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

10/ Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.
Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.

B. MÀU SẮC TRONG PHONG THỦY

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ.
Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.
Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.
Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành.
Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)
Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:

Kim = tượng trưng cho màu trắng.
Mộc = Xanh lục.
Thuỷ = Đen.
Hoả = Đỏ.
Thổ = Vàng.

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc.

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:
Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
Kim và Thủy = Trắng và Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:
Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.
Ví dụ:
Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:
• Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
• Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.
• Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen …
Credit by: anhvanhien