Bài 2: Shadow, Components, Materials
Bài học kỳ này chúng ta sẽ học về Bóng đổ (Shadow), Thành phần (gọi nôm na là thư viện - Components), Vật liệu (Material).
I. Bóng đổ
Như các bạn thấy ở trên hình trên, bóng đổ của dối tượng trong SketchUp (SU) không giống như các chương trình đồ họa khác. Màu sắc và độ đậm của bóng đổ không thay đổi theo khoảng cách. Trong SU ta chỉ có thể điều chỉnh vị trí địa lý (Location), Ngày tháng (Date) và các tùy chọn hiển thị.Trong thanh điều khiển thời gian (View-Toolbar-Shadow), các tham số J-F-M-A-M-J-J-A-S-O-N-D tương ứng với các tháng trong năm (các ký tự bên là viết tắt của các tháng theo tiếng Anh, vd J: January, F:February…). Phía bên phải là thời gian, bắt đầu từ 6h43′ sáng đến 4h46′ chiều, Noon là giữa trưa.
Để bật bảng Shadow Setting, các bạn nhấn vào nút có hình chữ “i” trên thanh điều khiển thời gian. Các thông số có ý nghĩa như sau:
Display shadown: bật tắt hiển thị bóng đổ
Time: giờ – Date: ngày tháng
Light: độ sáng/tối của phần sáng của đối tượng
Dark: độ sáng/tối của phần tối của đối tượng
Use sun for shading: chỉ hiển thị mặt sáng tối trên đối tượng (không hiển thị bóng đổ)
On face: đổ bóng lên bề mặt đối tượng
On ground: đổ bóng lên nền khung cảnh
From edges: đổ bóng cả đối tượng đường nét (line, shape…)
II.Thư viện (Components)
SU cung cấp cho chúng ta 1 thư viện khá phong phú các thành phần dựng sẵn để bổ sung vào mô hình của chúng ta. Nhưng rất tiếc, bộ cài đặt các thành phần bổ sung này không được tích hợp sẵn ngay khi bạn cài đặt SU. Các bạn có thể truy cập vào Link này để tỉa về các bản bổ sung (tôi tin chắc các bạn sẽ hài lòng về nó ).Thông tin cập nhật thêm: Hiện nay SU đã có phiên bảng 7.0 với nhiều tính năng hấp dẫn được bổ sung. Vì vậy, nếu các bạn sử dụng phiên bản mới này thì sẽ có đôi chút khác biệt với bản 6.0. Trong các bài học tôi trình bày, tôi sẽ chỉ sử dụng đối với phiên bản 6.0 mà thôi. Còn về sự khác biệt, tôi xin trình bày trong một bài viết khác.
III. Vật liệu
Để hiện bảng Material, các bạn có 2 cách:
1. vào Window -> Materials
2. Nhấn phím B (công cụ Paint Bucket)
Để áp VL cho đối tượng, các bạn nhấn chuột vào Thumbnail tương ứng rồi nhấn chọn lên đối tượng cần áp.
Mách nhỏ: để lấy mẫu VL có sẵn trên một đối tượng cũng có sẵn. Các bạn dung công cụ Paint bucket, nhưng đồng thời các bạn nhấn phím Alt rồi click chuột vào mẫu Vl trên đối tượng cần lấy. Lúc này mẫu VL bạn lấy sẽ là mẫu VL hiện hành.
Trong bảng thông số chỉnh sửa VL có các thong số quan trọng sau;
Texture: đừng dẫn đến file VL
Ocpacity: độ trong suốt của VL (cái bày ứng dụng cho thủy tinh, kính …)
Colorize: điều chỉnh chất liệu ngả sang một tone màu chỉ định bằng bánh xe màu
Reset Color: quay lại màu mặc định
Hết bài 2 - Bài tiếp theo sẽ học về Layer, Import và Export
Nếu các bạn muốn copy bài viết này Blog hay Web site của mình, xin vui lòng ghi rõ nguồn từ ArchXT’s Blog.
2 comments for this entry:
January 3rd, 2009 on 6:56 AM phan nay huu ich do thay, se co gang theo doi va luyen tap , hi, chuc bog thay ngay them hoanh trang
March 13th, 2009 on 9:08 PM Phần này coi bộ hay đấy, nhưng được học trực tiếp chắc hay hơn Tí teo nhỉ