GRAPHIC DESINGER

วันจันทร์ที่ 7 มกราคม พ.ศ. 2556

Séc , Check là gì ?

Séc , Check là gì ?

Như chúng ta thấy rằng, nếu giao dịch dựa hoàn toàn vào tiền mặt sẽ gây ra nhiều trở ngại như: việc vận chuyển tiền bạc thiếu an toàn, mất thời gian và tốn kém công sức. Lấy ví dụ: khi thanh toán hóa đơn điện, nếu số tiền quá lớn, bạn không thể bỏ tiền vào bao thư để gửi trả, chuyện thất lạc, mất mát có thể sẽ xảy ra. Nếu không có séc hay phiếu tiền hay một phương tiện có thể quy đổi ra tiền mặt, hoặc thẻ tín dụng, hẳn bạn phải mang tiền mặt đến trả tại quầy thu ngân của Công Ty Điện Lực hoặc đợi nhân viên đến thu. Điều này thật bất tiện nếu bạn ở xa hoặc có cuộc sống bận bịu hoặc không có tiền trả ngay khi người thu tiền của Công ty đến. Để giải quyết tình trạng này, ở nhiều nước tiên tiến từ lâu đã phát triển hệ thống chi trả bằng chi phiếu, ngân phiếu hay còn gọi là Séc (Check: từ Mỹ, Cheque: từ Anh), hay Money order.I-Tìm hiểu về Sec:
1-Cấu tạo: Là tấm giấy hình chữ nhật được in bằng kỹ thuật chống giả có chu vi khỏang 3.5 x 7 inch. Phía góc trái trên có một số thông tin của chủ tài khỏan. Bên dưới là dòng chữ : Pay to the Order of: -Tên của người nhận: Chỉ trả cho người có tên trên dòng này thôi. Bên phải là số séc, ngày ký séc và chính xác số tiền phải trả. Con số này cũng phải được phát biểu bằng chữ. Phía dưới cùng là số tài khỏan và thông tin ngân hàng... Một séc chỉ có hiệu lực chi trả khi séc đó có chữ ký của người chủ tài khỏan. 

2-Ứng dụng: Dùng làm công cụ có thể quy đổi ra tiền mặt để rút tiền trong tài khỏan ký gửi, trả cho một ai đó với một số tiền cụ thể nào đó theo nhu cầu.
Một người khi mở một tài khỏan với ngân hàng sẽ được cấp thẻ Ghi nợ (Debit Card) và một vào cuốn sổ séc gọi là séc cá nhân-personal check. Nếu là doanh nghiệp thì gọi là séc doanh nghiệp-business check. Chủ của séc hoặc người được ủy quyền có thể dùng nó để thanh tóan hóa đơn hoặc mua sắm hàng hóa, thường là mua bán trực tiếp. 
Khi một cá nhân hay doanh nghiệp đồng ý nhận séc, họ sẽ ký gửi séc này tài khỏan của họ, và ngân hàng sẽ tiến hành việc rút tiền của séc đó. Trong một vài trường hợp, người được trả séc có thể đến một vài chi nhánh ngân hàng nơi họ mở tài khỏan để rút tiền mặt tại chổ. Ngòai ra, một số tiểu thương cũng nhận quy đổi séc ra tiền mặt, nhưng thường là séc của Công ty, cơ sở thương mại hoặc tổ chức tài chính uy tín. 
3-Những khái niệm liên quan về séc: 
1-Bounced Check-Unsufficient check: Séc lủng, séc không đủ tiền. Đó là trường hợp một séc bị từ chối quy đổi hoặc chi trả vì số tiền ghi trên séc lớn hơn số tiền có trong tài khỏan của người mang séc, hoặc tài khỏan séc đó đã đóng từ lâu nhưng họ vẫn sử dụng để chi trả. Lúc đó, cả người trả séc và người nhận séc sẽ bị phạt vì séc lủng. 
2-Check Verification: Xác nhận tính hợp lệ và khả năng chi trả của séc. Thường các doanh nghiệp lớn nhận séc đều trang bị hệ thống này để tránh việc nhận các séc lủng, séc ma.3-Counterfeit Check: Séc giả, séc ma. Séc giả bao gồm giả mạo chữ ký của chủ séc hoặc séc được làm giả mạo hòan tòan. 4-Cancelled check: Séc hủy bỏ. Séc này đã được rút tiền và không còn giá trị thanh tóan. Dùng làm bằng chứng cho việc đã trả tiền rồi. 5-Traveler's checks: Séc du lịch. Séc này được phát hành bởi các tổ chức tài chính như nhà băng. Séc có giá trị tiền mặt bằng mệnh giá tiền ghi trên séc. Séc được bảo vệ nếu bị mất hoặc bị đánh cắp. Séc du lịch tiện lợi khi đi du lịch ra nước ngòai nơi mà thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chưa được chấp nhận rộng rãi. Khi quy đổi ra tiền mặt, người mang séc này sẽ bị tính một khỏan tiền hoa hồng hoặc lệ phí quy đổi nhỏ mặc dù ngân hàng nơi cấp séc này đã miễn lệ phí.6-Cashier Check: Là séc có giá trị như tiền mặt và không thể bị lủng vì người mua séc này đã trả số tiền bằng mệnh giá ghi trên séc và nhà băng phải chịu trách nhiệm thanh tóan. Người mua phải trả một lệ phí nhỏ khi mua séc này. 7-Certified Check/Bank check: Là séc mà nhà băng hòan tòan bảo đảm chi trả. 8-Blank Check: Séc để trống chưa ghi tiền nhưng đã có chữ ký của chủ séc. Thông thường chủ séc phải ghi rõ số tiền trả, trong trường hợp nhầm lẫn, những séc như vậy rất nguy hiểm. Bởi vì ai đó nhận được séc này có thể viết lên đó bao nhiêu cũng được và có thể rút tiền hợp pháp. 

    Trong các lại séc kể trên: Cashier's check, traveler's Check và Certified check có thể được chấp nhận bởi một số doanh nghiệp mua bán hàng qua mạng. 
Séc cá nhân thường không được nhận rộng rãi cả trong giao dịch trực tiếp cũng như trực tuyến. 



Trình tự rút tiền từ check từ nước ngoài


Để tờ check tới Việt Nam và tới nhà của bạn thông thường phải chờ khoảng 2 - 3 tuần hoặc là hơn một tháng, chưa kể có thể bị thất lạc. Nếu người gửi có sử dụng hình thức gửi nhanh, bảo đảm (phí 25 USD) thì sẽ tới nhanh hơn, khoảng một tuần và không sợ bị thất lạc.

     Trước tiên, hình dạng tờ check như thế này, và các thông tin bạn phải lưu ý là tên công ty gửi ở trên góc trái, tên người nhận ở Name, số tiền ở Amount (ghi chính xác đến sau 2 số 0), và ngân hàng của check này ở Payable at. Các thông tin này sẽ cần khi bạn điền vào phiếu thu.







I-Phiếu tiền-ngân phiếu: Money Order.

    Ngòai séc, money order cũng là một phương tiện quy đổi tiền mặt dùng để trả hóa đơn hoặc thanh tóan mua bán.



Money Order hay phiếu tiền là một dạng thanh tóan thay thế séc để gửi tiền mặt qua đường bưu điện. Các tổ chức tài chính, bưu điện, cửa hàng thực phẩm, nhà băng đều có thể bán phiếu tiền. Khác với séc cá nhân, người mua phiếu tiền không cần phải có tài khỏan ngân hàng mà có thể sử dụng tiền mặt để mua phiếu tiền theo số tiền giới hạn. Phiếu tiền được xem là phương tiện chi trả an tòan cho người bán hàng không biết người mua là ai. Bởi vì phiếu tiền luôn được bảo đảm chi trả theo giá trị ghi trên phiếu, ngày nay, càng nhiều người bán hàng trên Internet thích nhận lọai phương tiện thanh tóan này.Có thể kể ra đây 2 lọai phiếu tiền được ưa chuộng là:
1-Postal Money Order: Phiếu tiền này do bưu điện phát hành. 2-Bank Money Order: Phiều tiền này do nhà băng phát hành. III-Phương thức thanh tóan hiện đại-Thanh tóan trực tuyến-Online Bill Payment. 

    Với kỹ thuật Internet phát triển, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả tiền, một số công ty đã khai thác khả năng thanh tóan trực tuyến gọi là: Online Bill Payment. Hiện tại và trong tương lai gần, việc dán tem và bỏ séc vào bao thư để gửi trả tiền hóa đơn sẽ không còn phổ biến. 

    Sức mạnh của Internet và thanh tóan trực tuyến quá rõ ràng. Chẳng phải rảo chân khắp siêu thị máy tính, chỉ một vài thao tác chiếc máy bạn cần mua sẽ được gửi thẳng về nhà bạn trong vài ngày.
Không cần đến ngân hàng, việc quản lý tài khỏan của bạn chỉ cần một vài chữ gõ từ bàn phím và một cái bấm chuột... 



Ở Việt Nam thì đa số các ngân hàng cấp check ở nước ngoài đều không có chi nhánh, vì vậy, cách duy nhất để lãnh tiền là nhờ dịch vụ truy thu hộ của các ngân hàng trong nước. Hiện có các ngân hàng như Ngoại Thương, Đông Á... có hỗ trợ dịch vụ này.

   Bạn đem tờ check và CMND ra ngân hàng bảo là nhờ thu hộ check, sau đó bạn sẽ được đưa một phiếu để điền các thông tin cá nhân và thông tin trên tờ check. Sau khi điền xong ngân hàng sẽ thu bạn một khoản phí khoảng vài chục ngàn cho đến vài USD tùy thuộc vào số tiền trên check.

    Cuối cùng là bạn về nhà chờ, khoảng một tháng sau sẽ có điện thoại của ngân hàng gọi bạn ra nhận tiền. Bạn sẽ nhận được đúng số tiền và đúng loại ngoại tệ ghi trên check.

    Như vậy khoảng thời gian để bạn nhận tiền từ nước ngoài là khoảng từ 6 - 10 tuần, một khoảng thời gian khá dài để có tiền

I-Tìm hiểu về Sec:

1-Cấu tạo: Là tấm giấy hình chữ nhật được in bằng kỹ thuật chống giả có chu vi khỏang 3.5 x 7 inch. Phía góc trái trên có một số thông tin của chủ tài khỏan. Bên dưới là dòng chữ : Pay to the Order of: -Tên của người nhận: Chỉ trả cho người có tên trên dòng này thôi. Bên phải là số séc, ngày ký séc và chính xác số tiền phải trả. Con số này cũng phải được phát biểu bằng chữ. Phía dưới cùng là số tài khỏan và thông tin ngân hàng... Một séc chỉ có hiệu lực chi trả khi séc đó có chữ ký của người chủ tài khỏan.





2-Ứng dụng: Dùng làm công cụ có thể quy đổi ra tiền mặt để rút tiền trong tài khỏan ký gửi, trả cho một ai đó với một số tiền cụ thể nào đó theo nhu cầu.
Một người khi mở một tài khỏan với ngân hàng sẽ được cấp thẻ Ghi nợ (Debit Card) và một vào cuốn sổ séc gọi là séc cá nhân-personal check. Nếu là doanh nghiệp thì gọi là séc doanh nghiệp-business check. Chủ của séc hoặc người được ủy quyền có thể dùng nó để thanh tóan hóa đơn hoặc mua sắm hàng hóa, thường là mua bán trực tiếp.
Khi một cá nhân hay doanh nghiệp đồng ý nhận séc, họ sẽ ký gửi séc này tài khỏan của họ, và ngân hàng sẽ tiến hành việc rút tiền của séc đó. Trong một vài trường hợp, người được trả séc có thể đến một vài chi nhánh ngân hàng nơi họ mở tài khỏan để rút tiền mặt tại chổ. Ngòai ra, một số tiểu thương cũng nhận quy đổi séc ra tiền mặt, nhưng thường là séc của Công ty, cơ sở thương mại hoặc tổ chức tài chính uy tín.

3-Những khái niệm liên quan về séc:

1-Bounced Check-Unsufficient check: Séc lủng, séc không đủ tiền. Đó là trường hợp một séc bị từ chối quy đổi hoặc chi trả vì số tiền ghi trên séc lớn hơn số tiền có trong tài khỏan của người mang séc, hoặc tài khỏan séc đó đã đóng từ lâu nhưng họ vẫn sử dụng để chi trả. Lúc đó, cả người trả séc và người nhận séc sẽ bị phạt vì séc lủng.
2-Check Verification: Xác nhận tính hợp lệ và khả năng chi trả của séc. Thường các doanh nghiệp lớn nhận séc đều trang bị hệ thống này để tránh việc nhận các séc lủng, séc ma.
3-Counterfeit Check: Séc giả, séc ma. Séc giả bao gồm giả mạo chữ ký của chủ séc hoặc séc được làm giả mạo hòan tòan.
4-Cancelled check: Séc hủy bỏ. Séc này đã được rút tiền và không còn giá trị thanh tóan. Dùng làm bằng chứng cho việc đã trả tiền rồi.
5-Traveler's checks: Séc du lịch. Séc này được phát hành bởi các tổ chức tài chính như nhà băng. Séc có giá trị tiền mặt bằng mệnh giá tiền ghi trên séc. Séc được bảo vệ nếu bị mất hoặc bị đánh cắp. Séc du lịch tiện lợi khi đi du lịch ra nước ngòai nơi mà thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chưa được chấp nhận rộng rãi. Khi quy đổi ra tiền mặt, người mang séc này sẽ bị tính một khỏan tiền hoa hồng hoặc lệ phí quy đổi nhỏ mặc dù ngân hàng nơi cấp séc này đã miễn lệ phí.
6-Cashier Check: Là séc có giá trị như tiền mặt và không thể bị lủng vì người mua séc này đã trả số tiền bằng mệnh giá ghi trên séc và nhà băng phải chịu trách nhiệm thanh tóan. Người mua phải trả một lệ phí nhỏ khi mua séc này.
7-Certified Check/Bank check: Là séc mà nhà băng hòan tòan bảo đảm chi trả.
8-Blank Check: Séc để trống chưa ghi tiền nhưng đã có chữ ký của chủ séc. Thông thường chủ séc phải ghi rõ số tiền trả, trong trường hợp nhầm lẫn, những séc như vậy rất nguy hiểm. Bởi vì ai đó nhận được séc này có thể viết lên đó bao nhiêu cũng được và có thể rút tiền hợp pháp.

    Trong các lại séc kể trên: Cashier's check, traveler's Check và Certified check có thể được chấp nhận bởi một số doanh nghiệp mua bán hàng qua mạng. Séc cá nhân thường không được nhận rộng rãi cả trong giao dịch trực tiếp cũng như trực tuyến.

II-Phiếu tiền-ngân phiếu: Money Order.

    Ngòai séc, money order cũng là một phương tiện quy đổi tiền mặt dùng để trả hóa đơn hoặc thanh tóan mua bán.

Money Order

    Money Order hay phiếu tiền là một dạng thanh tóan thay thế séc để gửi tiền mặt qua đường bưu điện. Các tổ chức tài chính, bưu điện, cửa hàng thực phẩm, nhà băng đều có thể bán phiếu tiền. Khác với séc cá nhân, người mua phiếu tiền không cần phải có tài khỏan ngân hàng mà có thể sử dụng tiền mặt để mua phiếu tiền theo số tiền giới hạn. Phiếu tiền được xem là phương tiện chi trả an tòan cho người bán hàng không biết người mua là ai. Bởi vì phiếu tiền luôn được bảo đảm chi trả theo giá trị ghi trên phiếu, ngày nay, càng nhiều người bán hàng trên Internet thích nhận lọai phương tiện thanh tóan này.

Có thể kể ra đây 2 lọai phiếu tiền được ưa chuộng là:

1-Postal Money Order: Phiếu tiền này do bưu điện phát hành.
2-Bank Money Order: Phiều tiền này do nhà băng phát hành.

III-Phương thức thanh tóan hiện đại-Thanh tóan trực tuyến-Online Bill Payment.

    Với kỹ thuật Internet phát triển, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả tiền, một số công ty đã khai thác khả năng thanh tóan trực tuyến gọi là: Online Bill Payment. Hiện tại và trong tương lai gần, việc dán tem và bỏ séc vào bao thư để gửi trả tiền hóa đơn sẽ không còn phổ biến.

    Sức mạnh của Internet và thanh tóan trực tuyến quá rõ ràng. Chẳng phải rảo chân khắp siêu thị máy tính, chỉ một vài thao tác chiếc máy bạn cần mua sẽ được gửi thẳng về nhà bạn trong vài ngày.
Không cần đến ngân hàng, việc quản lý tài khỏan của bạn chỉ cần một vài chữ gõ từ bàn phím và một cái bấm chuột...
Tác Giả: Trương Hữu Đức


 

Séc (chứng từ)

Séc hay chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu[1].

Mục lục

Các bên liên quan đến séc

  • Bên ký phát, (bên phát hành): là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
  • Bên thanh toán: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
  • Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.
Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.

Phân loại

Theo cách xác định người thụ hưởng:
  • Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.
  • Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.
Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:
  • Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
  • Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.
Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có:
  • Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
  • Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.

Thanh toán séc

Xuất trình séc: người nắm giữ xuất trình séc tại:
  • Ngân hàng được chỉ định ghi trên séc; hoặc
  • Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu). Phương thức này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng.
Thanh toán séc: trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau:
  • Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc. Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ séc và nếu séc hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị ngân hàng ghi nợ. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc.
Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau:
  • Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc.
  • Tài khoản của người ký phát không đủ tiền.
  • Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng.
  • Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán...
Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc.