Bài 3: Layer, Group và Component
by admin on Jan.04, 2009, under Lớp học Online
Bài học kỳ này chúng ta sẽ học về một chức năng mà hầu hết các phần mềm đồ họa đều có. Đó chính là Layer. Nếu bạn đã sử dụng Autocad rồi, thì tôi tin rằng bạn sẽ không gặp bất cứ một khó khăn nào trong việc sử dụng Layer ở trong SU. Thật vậy đó, cách sử dụng giống như nhau cho cả 2 phần mềm. Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu chức năng và các tham số đi theo nhé.
Trước tiên tôi xin định nghĩa Layer là gì: Layer có nghĩa là Lớp (thật đơn giản như 1+1=2).
Vai trò và ý nghĩa của Layer thực sự được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng và tổ chức. Nó quyết định việc bạn làm có hiệu quả hay không. Ví dụ nhé, chúng ta có mô hình một ngôi nhà chẳng hạn. Nó bao gồm rất nhiều thành phần, tường, cửa sổ, mái, con lương, sê-nô, bậc tam cấp, cửa đi …vv rất rất nhiều. Nếu các bạn vẽ tất cả các đối tượng này mà không quan tâm gì đến Layer sẽ là không hay đấy (xin lỗi 1 chút nhé, tôi giả sử bạn đã biết sử dụng Autocad rồi, không cần giỏi đâu, chỉ cần biết Layer là đủ). Nếu chúng ta vẽ các thành phần nêu trên vào các layer tương ứng thì việc quản lý sẽ dễ hơn rất nhiều. Cửa đi sẽ được vẽ tại Layer cửa đi, cửa sổ tại Layer Cửa sổ (cách thức như thế nào thì tôi sẽ hướng dẫn sau). Nếu như bạn không muốn hiển thị toàn bộ cửa sổ trong mô hình của bạn, thì đơn giản bạn chỉ việc tắt Layer đó đi. Thật đơn giản. Nói thì nghe dễ lắm, vậy hãy bắt đầu đi thôi.
Add Layer : Thêm một Layer mới
Delete Layer: Xóa một Layer (chỉ xóa được khi Layer này không phải Layer hiện hành )
Details : Chi tiết. Bao gồm: Select All (chọn tất cả các Layer), Purge (loại bỏ những Layer không chứa các đối tượng), Color by Layer (hiển thị đối tượng có màu sắc như màu của Layer).
Có 2 cách để làm việc với Layer:
1. Tạo ra Layer nào thì vẽ đối tượng tương ứng lên đó
2. Vẽ xong rồi chuyển Layer sau (cách này không khuyến khích đâu nhé)
Component: cũng tương tự như Group. Nhưng có 1 sự khác biệt như sau:
Khi ta copy một Group ra thành một Group khác. Việc thay đổi (chỉnh sửa) Group mới sẽ không làm ảnh hưởng đến Group cũ. Component thì ngược lại, nếu bạn thay đổi thành phần được sao chép ra, thì đối tượng gốc cũng sẽ bị thay đổi theo.
Vd nhé: Căn nhà chúng ta có nhiều cửa sổ (vd là 10 đi). Nếu mỗi cửa sổ này là một Group, rồi bạn sao chép ra thêm 9 group nữa (cho đủ 10 cửa sổ). Nếu chẳng may chúng ta cần thay đổi kiểu dáng cho các cửa sổ này, thì chúng ta phải thực hiện chỉnh sửa tới 10 lần, quả là mệt phải không. Nếu mỗi cửa sổ này được tạo ra từ một Component cửa sổ gốc, chúng ta chỉ cần thay đổi một cửa sổ. 9 cửa sổ còn lại sẽ được thay đổi theo. Không tin các bạn cứ làm thử xem…
Name : Tên Component
Description: phần mô tả thông tin Component
Glue to: chẳng rõ tác dụng của nó lắm. Có lẽ là chế độ neo dính đối tượng lên một đối tượng khác.
Always face camera: luôn luôn hướng về phía mắt nhìn (thích hợp trong việc tạo cây, dù xoay nhìn bất cứ góc nào thì bề mặt của đối tượng cũng hướng đến mắt nhìn)
Xong đâu đó hãy nhấn vào Create đi thôi.
Nếu các bạn muốn copy bài viết này Blog hay Web site của mình, xin vui lòng ghi rõ nguồn từ ArchXT’s Blog.
:Bai hoc, Component, Group, Layer, SketchUp, Tutorials Trước tiên tôi xin định nghĩa Layer là gì: Layer có nghĩa là Lớp (thật đơn giản như 1+1=2).
Vai trò và ý nghĩa của Layer thực sự được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng và tổ chức. Nó quyết định việc bạn làm có hiệu quả hay không. Ví dụ nhé, chúng ta có mô hình một ngôi nhà chẳng hạn. Nó bao gồm rất nhiều thành phần, tường, cửa sổ, mái, con lương, sê-nô, bậc tam cấp, cửa đi …vv rất rất nhiều. Nếu các bạn vẽ tất cả các đối tượng này mà không quan tâm gì đến Layer sẽ là không hay đấy (xin lỗi 1 chút nhé, tôi giả sử bạn đã biết sử dụng Autocad rồi, không cần giỏi đâu, chỉ cần biết Layer là đủ). Nếu chúng ta vẽ các thành phần nêu trên vào các layer tương ứng thì việc quản lý sẽ dễ hơn rất nhiều. Cửa đi sẽ được vẽ tại Layer cửa đi, cửa sổ tại Layer Cửa sổ (cách thức như thế nào thì tôi sẽ hướng dẫn sau). Nếu như bạn không muốn hiển thị toàn bộ cửa sổ trong mô hình của bạn, thì đơn giản bạn chỉ việc tắt Layer đó đi. Thật đơn giản. Nói thì nghe dễ lắm, vậy hãy bắt đầu đi thôi.
Add Layer : Thêm một Layer mới
Delete Layer: Xóa một Layer (chỉ xóa được khi Layer này không phải Layer hiện hành )
Details : Chi tiết. Bao gồm: Select All (chọn tất cả các Layer), Purge (loại bỏ những Layer không chứa các đối tượng), Color by Layer (hiển thị đối tượng có màu sắc như màu của Layer).
Có 2 cách để làm việc với Layer:
1. Tạo ra Layer nào thì vẽ đối tượng tương ứng lên đó
2. Vẽ xong rồi chuyển Layer sau (cách này không khuyến khích đâu nhé)
PHẦN TIẾP THEO CHÚNG TA SẼ TÌM HIỂU THÊM VỀ GROUP VÀ COMPONENT
Group: là một nhóm các đối tượng. Vd: Tường, cửa sổ, mái… Mỗi Group có thể có nhiều Group con, Group “cháu” …vvComponent: cũng tương tự như Group. Nhưng có 1 sự khác biệt như sau:
Khi ta copy một Group ra thành một Group khác. Việc thay đổi (chỉnh sửa) Group mới sẽ không làm ảnh hưởng đến Group cũ. Component thì ngược lại, nếu bạn thay đổi thành phần được sao chép ra, thì đối tượng gốc cũng sẽ bị thay đổi theo.
Vd nhé: Căn nhà chúng ta có nhiều cửa sổ (vd là 10 đi). Nếu mỗi cửa sổ này là một Group, rồi bạn sao chép ra thêm 9 group nữa (cho đủ 10 cửa sổ). Nếu chẳng may chúng ta cần thay đổi kiểu dáng cho các cửa sổ này, thì chúng ta phải thực hiện chỉnh sửa tới 10 lần, quả là mệt phải không. Nếu mỗi cửa sổ này được tạo ra từ một Component cửa sổ gốc, chúng ta chỉ cần thay đổi một cửa sổ. 9 cửa sổ còn lại sẽ được thay đổi theo. Không tin các bạn cứ làm thử xem…
Name : Tên Component
Description: phần mô tả thông tin Component
Glue to: chẳng rõ tác dụng của nó lắm. Có lẽ là chế độ neo dính đối tượng lên một đối tượng khác.
Always face camera: luôn luôn hướng về phía mắt nhìn (thích hợp trong việc tạo cây, dù xoay nhìn bất cứ góc nào thì bề mặt của đối tượng cũng hướng đến mắt nhìn)
Xong đâu đó hãy nhấn vào Create đi thôi.
Nếu các bạn muốn copy bài viết này Blog hay Web site của mình, xin vui lòng ghi rõ nguồn từ ArchXT’s Blog.
No comments for this entry yet...
ไม่มีความคิดเห็น:
แสดงความคิดเห็น