GRAPHIC DESINGER

วันพฤหัสบดีที่ 24 กันยายน พ.ศ. 2558

Xe số sàn - chạy thế nào cho đúng cách

Để xe số sàn di chuyển êm ái, tiết kiệm xăng, người lái xe cần thay đổi số đúng quy trình, thành thục chân côn, ga, phanh và kỹ năng lái.
Thấy nhiều người tranh cãi chạy xe số sàn nên đạp côn hay phanh trước trong bài viết "Những sai lầm khi lái xe số sàn" nay mình xin chia sẻ những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm lái xe số sàn :
Thay đổi số đúng quy trình
- Từ số 1 ta đi lần lượt 2-3-4-5. Tránh vào số theo kiểu bỏ qua bước sẽ khiến xe không đủ lực kéo, gây mất an toàn và hại động cơ. Đối với các bạn thi sát hạch lái xe nếu vào số bỏ qua trình tự số sẽ bị trừ điểm.
- Tập thói quen kéo cần số dừng lại tại điểm trung gian (tức là số N) rồi mới kéo sang số tiếp. Mục đích là tạo cảm giác sang số chính xác, tránh kéo nhầm số 3 sang số 5...
- Vận tốc nào thì đi số đó, số 1 đi chậm 0-15 km/h, số 2 từ 15-25 km/h. Số 3 : 25-35 km/h. Số 4 : 40-55 km/h....
Muốn sang các số lớn hơn cần phải cho xe chạy nhanh hơn để lấy đà, khi xe chạy chậm lại cần phải về số thấp tương ứng với tốc độ để đảm bảo lực kéo.
Nếu đi chậm mà để số lớn thì xe sẽ bị rung lên khi tăng ga, lúc đó ta cần chuyển về số thấp ngay.
Khi xe dừng lại nếu muốn đi tiếp thì phải về số 1.
- Ở xe số sàn thì số lùi là số mạnh nhất, mạnh hơn cả số 1.
- Khi xe đang chạy thì không thể vào số lùi, trên xe số tự động cũng vậy.
Sử dụng chân côn và ga
- Từ lúc xe đứng yên số 1 thì nhả chân côn rất chậm, khi xe bắt đầu lăn bánh thì nhả thêm chút nữa, có thể đệm nhẹ ga để xe lăn đi nhanh hơn mà không sợ chết máy. Nếu muốn nhả côn nhanh (cần chạy gấp)  ở số 1 thì phải đệm ga lấy "đà" trước rồi mới nhả côn.
Từ số 2 trở đi có thể nhả chân côn nhanh hơn mà không sợ chết máy.
- Côn ra ga vào: Tức là khi nhả chân côn phải đệm thêm ga, thường là nhả chân côn trước, khi thấy bắt đầu tiếp nối thì đệm ga đều.
- Khi ngắt côn phải đạp nhanh, dứt khoát hết độ sâu của chân côn.
- Khi đang chạy ở vận tốc trung bình - cao mà phải về số thấp hơn để lấy lực kéo. Ví dụ như lên dốc, cầu thì sử dụng kỹ thuật vù ga. Tức là đạp côn để về số thấp hơn nhưng chưa vội nhả chân côn, mà nên đệm nhẹ ga để đồng tốc máy - bánh răng bị động sau đó mới nhả côn. Vù ga giúp xe về số mà không bị giật đồng thời đảm bảo độ bền bỉ của máy.
Sử dụng chân côn và thắng
- Khi đi chậm như xe đạp mà cắt côn thì xe sẽ đi chậm hơn đến khi dừng lại. Trường hợp này côn trước, phanh sau. Ngoại trừ phanh gấp có thể đạp phanh mà khỏi cần cắt côn.
- Xe đi trung bình hoặc nhanh mà cắt côn thì xe sẽ chạy nhanh hơn sau đó mới chậm dần. Trường hợp này ta lên rà chân phanh vài lần cho xe chậm hơn (không phải đạp phanh) rồi mới cắt côn.
Việc đạp phanh trước khi cắt côn giúp an toàn hơn, để đảm bảo xe không bị chết máy thì lực đạp phanh phải phù hợp với quán tính. Nếu xe đi chậm mà đạp phanh mạnh thì sẽ chết máy. Ta nên rà phanh nhẹ nhàng đến khi có được vận tốc an toàn rồi mới cắt côn. Việc này còn phụ thuốc vào tình huống trước mặt, nếu là tình huống khẩn cấp thì không nên cắt côn.
Lên xuống dốc
Đối với dốc cao và dài thì chạy lấy đà, khi xe bắt đầu lên dốc thì về số và sử dụng kỹ thuật vù ga để đồng tốc. Tốt nhất là đi chậm và về số thấp ngay từ chân dốc.
- Lên dốc số nào thì xuống dốc số đó, tránh tăng số hay về N, hoặc đạp côn khi xuống dốc sẽ khiến xe trôi nhanh hơn, mất độ bám đường. Lúc đó sử dụng phanh có thể bị cháy phanh và mất kiểm soát, đặc biệt là ở những con đèo. Xuống dốc với số thấp giúp tận dụng lực ghì của động cơ, giảm tải cho phanh.
- Khi dừng ở dốc lâu cần kéo phanh tay để khỏi phải đạp phanh chân.
Khởi hành ngang dốc
Nhiều trường dạy lái xe yêu cầu kéo phanh tay sau đó ga lên, nhả côn từ từ và hạ phanh tay cho xe đi tiếp. Tuy nhiên cách này thực tế ít người sử dụng, đặc biệt khi bị kẹt xe có thể khiến xe bị chồm lên đâm vào xe trước. Cách hay dùng đó là "Vê côn", chỉ cần đạp chân phanh, nhả dần dần chân côn lên đến khi thấy xe và vô-lăng rung lên thì giữ nguyên chân côn, sau đó nhả nhẹ chân phanh.
Nếu xe lăn bánh thì nhả thật chậm và đều chân phanh và côn. Nếu nhả hết chân phanh mà xe vẫn đứng im tại chỗ thì chứng tỏ lực kéo của xe và lực trôi xuống dốc cân bằng nhau. Bạn chỉ cần đệm nhẹ ga, nhả chân côn lên là xe đi tiếp.
Không được nhả chân côn và phanh ra nhanh vì sẽ khiến xe chết máy. Kỹ thuật vê côn này cần tập nhiều để quen cảm nhận chân côn, ga, phanh.
Vào cua
- Vào cua ở ngã 4 vuông góc với vận tốc khoảng 50 km/h trở xuống có thể đạp côn trước, chân phải để vào chân phanh để rà phanh cho chậm lại và chuẩn bị nếu có tình huống khẩn cấp. Khi thoát ra khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều thì nên về số, còn xe vẫn chạy nhanh thì chỉ cần tăng ga chạy tiếp.
- Nếu vào cua ở ngã 4 với vận tốc chậm thì không cần đạp côn.
- Vào cua ở đường cong thì không nên đạp côn, nhất là ở vận tốc lớn sẽ khiến xe mất độ bám đường.
- Không nên về số trước khi ôm cua, chỉ đến khi cua xong thấy xe bị chậm lại nhiều mới về số.
- Khi vào cua không nên đệm thêm ga trừ khi xe chạy chậm.
- Khi vào cua chân phải nên để vào chân phanh đề phòng tình huống nguy hiểm và tránh bối rối đạp nhầm chân ga.
Phanh tay
Phanh tay chỉ có tác dụng hiệu quả khi xe đi dưới 35 km/h. Phanh tay chỉ có tác dụng với 2 bánh sau. Khi đi nhanh thì phanh tay chỉ là phương án trợ giúp nếu phanh chân bị mất. Ngoài ra kéo phanh tay với lực mạnh khi đi nhanh có thể khiến xe bị trượt bánh sau (giống các tay đua thường kéo phanh tay để drift xe qua chỗ cua). Vì vậy cần phải sử dụng phanh tay đúng cách.
Khi dừng ở chỗ dốc hoặc dừng lâu phải kéo phanh tay tránh để xe trôi dốc.
Chúc các bạn lái xe an toàn.
Độc giả Bùi Minh Thành

วันพุธที่ 23 กันยายน พ.ศ. 2558

5 món cháo bổ dưỡng vợ đảm tặng chồng 'yếu'

5 món cháo bổ dưỡng vợ đảm tặng chồng 'yếu'

Yếu sinh lý là cơn ác mộng của đàn ông. Đây cũng là lúc các bà vợ cần bồi bổ cho ông xã.
Danh sách 5 món cháo ngon, bổ dưỡng, dễ tìm và đặc biệt hợp với tiết trời mùa đông là một gợi ý hiệu quả cho những bà vợ đảm khao khát được chăm sóc, nâng niu người bạn đời của mình.
Cháo chim sẻ gạo lứt
Chim sẻ 5 con, gạo lứt 100 g. Chim sẻ làm sạch nướng chín, thái nhỏ, đem nấu với gạo lứt thành cháo. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu đảo đều. Cho ăn khi đói. Dùng cho người suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương...
Cháo chim sẻ gạo lứt - món quà bí ẩn vợ đảm tặng chồng
Cháo chim sẻ gạo lứt - món quà bí ẩn vợ đảm tặng chồng.
Cháo tủy bò vừng đen
Cốt tủy bò 25 g, vừng đen 100 g, hoa quế ướp 100 g, đường trắng 50 g, gạo nếp 100 g. Gạo nếp, vừng đen đãi sạch cho vào nồi đất với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, cho hoa quế ướp vào là được. Tác dụng: bổ thận, tráng dương, trợ vị, bổ tinh, ích tủy, tăng sức lực, nhuận da.
Cháo gà nhân sâm
Gà mái 1 con 600-700 g, nhân sâm 5 g, gừng tươi 3-4 lát, gạo tẻ ngon 50 g, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng,nhân sâm thái lát mỏng, gừng rửa sạch thái lát, đập giập. Cho gà, gạo,nhân sâm vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa nhỏ nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ cho gừng vào trộn đều, cho sôi lại, nêm gia vị, ăn nóng. Mỗi tháng nên ăn khoảng 20 lần, ăn trong 2 tháng liền.
Cháo nhục thung dung, thịt dê
Gạo lứt 50 g, thịt dê lọc 100 g, nhục thung dung 15 g. Nhục thung dung nấu với 1 lít nước, nấu nhừ, bỏ bã thuốc để riêng. Thịt dê thái miếng và gạo đã vo sạch cho vào nước nhục thung dung nấu thành cháo đặc, cháo chín cho nhục thung dung vào, đun sôi, cho gia vị vừa ăn, tắt lửa, đậy kín trong 5 phút là được. Ngày ăn 2 lần sáng và tối.
Cháo hạt hẹ
Hạt hẹ 200 g, gạo lứt 300 g. Nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, di tinh di niệu.
Với 5 món cháo đơn giản, dễ tìm kiếm nguyên liệu, dễ thực hiện trên, chắc chắc các quý ông sẽ tìm kiếm được bản lĩnh phòng the và khả năng "yêu" hừng hực của mình.
Theo Lê Lê/Phụ Nữ TP HCM

วันอังคารที่ 22 กันยายน พ.ศ. 2558

Sử dụng lốp ô tô – Khi nào cần thay thế?

Người sử dụng ô tô cần phải xác định rõ độ hao mòn của lốp xe để tính đến chuyện thay lốp nhằm đảm bảo độ an toàn khi lái xe lại vừa tiết kiệm chi phí khi thay thế bộ phận quan trọng này.
Lốp xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên một chiếc ô tô. Đây là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đường, đồng thời chịu tải trọng của toàn bộ xe. Tuy nhiên sau một một thời gian sử dụng, thời điểm nào cần phải thay lốp và chọn lốp thay thế phù hợp là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. 
Theo các chuyên gia kỹ thuật của Hyundai Sông Hàn, bất cứ bộ lốp xe hơi nào khi sử dụng quá nhiều hoặc theo thời gian đều bị mòn. Chính vì vậy, người sử dụng ô tô cần phải xác định rõ độ hao mòn của lốp xe để tính đến chuyện thay lốp nhằm đảm bảo độ an toàn khi lái xe lại vừa tiết kiệm chi phí khi thay thế bộ phận quan trọng này.

Lốp xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên một chiếc ô tô
Làm sao để biết thời điểm phải thay lốp ô tô?
Trao đổi với chuyên gia kỹ thuật của Hyundai Sông Hàn, chúng tôi được biết, mỗi loại lốp đều có in biểu tượng logo nổi bên hông lốp, cho biết vị trí các chỉ số độ mòn lốp tại mỗi rãnh chính của mặt lốp. Cảnh báo mòn lốp là các gờ nổi nhỏ tại đáy của các rãnh gai lốp. Nếu bề mặt cao su nằm trong phạm vi này, lốp gần như đã đạt được giới hạn an toàn là 1,6 mm. Bạn có thể dùng thước kẹp loại ngắn để đo độ cao của gờ nổi hoặc để đo độ sâu của rãnh lốp.

Bên cạnh trường hợp lốp bị mòn đến giới hạn quy định, chuyên gia kỹ thuật của Hyundai Sông Hàn cũng khuyên rằng, bạn cần phải thay lốp xe khi phát hiện một số biểu hiện như: thành lốp bị nứt, chém; lốp bị phình hay xuất hiện vết rạn chân chim trên bề mặt lốp.

Trong một số trường hợp, các lốp lắp đặt trên xe sẽ có độ mòn và vị trí mòn khác nhau. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân.

Trong đó, việc áp suất lốp không đảm bảo theo quy định, hay góc đặt các vị trí lốp xe bị lệch cũng khiến lốp bị mòn ở nhiều vị trí khác nhau:



Khi thay lốp, tìm thông tin về lốp ở đâu?
Khi thay lốp xe, người sử dụng nên tìm hiểu thông tin về lốp. Thông thường thông tin về chỉ số được in trên thành lốp cũ vì vậy nên kiểm tra thông tin trên lốp cũ để có thể chọn được đúng kích thước lốp phù hợp.

Bên cạnh đó, thông tin về kích thước, tải trọng lớn nhất và áp suất chuẩn của lốp bạn có thể tìm thấy ở trên miếng dán bên cửa phía người lái, mặt bên trong của nắp nhiên liệu hay trong sách hướng dẫn sử dụng xe. Trong trường hợp nếu không tìm thấy miếng dán bên cửa phía người lái, bạn nên tham khảo từ các đại lý bán xe hoặc lốp xe lân cận.

Đối với các mẫu xe Hyundai hiện nay, hầu hết được trang bị lốp Kumho theo xe và thông tin chỉ số lốp được in nổi trên lốp.
(Đại lý Hyundai Sông Hàn tư vấn hoàn thành bài viết này)
Theo Otos