GRAPHIC DESINGER

วันพฤหัสบดีที่ 2 กันยายน พ.ศ. 2553

Sketchup Basic

 Trước tiên các bạn vào địa chỉ sau: http://sketchup.google.com/download/gsup.html
Điền các thông tin có đánh dấu sao màu đỏ cho đầy đủ. Sau đó download bản Pro về.
Cài đại bình thường và nhập số serial như sau:
Registered User Name: Minh Tri
Serial Number: KA-161-91558097-CAC
Authorization Number: 5216172-716641-5223116
Sau khi nhập xong thì các bạn đã có bản full rồi đấy!
Chúc các bạn vui vẽ.
Hướng dẫn vẽ Sketchup cơ bản

Giới thiệu sơ qua giao diện SU và các đặc tính của SU.
_Cách Model công trình theo kết cấu của nó.
_1 vài kênh dựng hình lập thể.
_Quản lí theo Outliner và Layer.
_Cách Purge làm nhẹ bản vẽ. Cách chống bản vẽ bị khuất view ngoài ý muốn.
_Cách xuất từ Model SU sang Cad thành mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng...rất thuận tiện cho việc triển khai hồ sơ.
Đây là giao diện SketchUp sau khi cài và Crack
Vào Toolbar tắt Large Button, mở thêm Shadow, Section, tắt Standar ...
Vào Window-Preference-Bật Sandbox tool.
Nếu có cài POVRAY và SU2POV thì mở thêm Light, Parameter, Export...
Vậy là chỉnh xong giao diện, làm việc cho tiện. Từ nay mở Su ra nó tự động hiển thị như vậy luôn
Để vẽ với đơn vị mm, bạn thay đổi trong View-Tourguide-Unit. Tắt Enable
Snaping sẽ cho phép bạn vẽ những đơn vị nhỏ ( không bị nhảy điểm )
Một vài kênh quản lí bản vẽ trong SU: Page, Layer, Outliner, Entity
Info, Material, Component, bản hiệu chỉnh khi click chuột phải ...
Nói về Page trước.
Vào View-Tourguide-Add Page vậy là bạn đã tạo thêm 1 camera để view bản vẽ.
Camera là 1 góc nhìn, mỗi camera lưu 1 setting khác nhau về Shadow, Rendering ...đặc biệt là hide.
Nếu bạn hide một số cạnh trong bản vẽ ở Page 1 thì chuyển qua Page 2
chúng vẫn ko bị hide. Nên bạn chỉ nên hide cạnh thừa ở 1 page duy nhất
để tránh mất công làm nhiều lần .
Quản lí bằng Layer.
Bạn mở bẳng Layer trong Window-Layer. Model của bạn có nhiều layer nhưng vẫn hiển thị cùng 1 màu (đen).
Layer có tác dụng giúp bật/tắt các Group đối tượng nhanh mà ko cần chọn.
Bạn nên để Layer hiện hành là Layer0 và vẽ mọi thứ bằng layer này (
theo kinh nghiệm của mình) sau đó Group 1 nhóm lại và đặt tên, chọn
layer khác cho chúng.
Bạn phải đặt tên Group cho thích hợp để sau này dễ chọn hide chúng hơn trong bảng Outliner.
Bạn có thể hide Group vừa tạo xong bằng cách tắt Layer hoặc tắt trong bảng outliner.
Nếu 2 Group với 2 layer A và B giao nhau ( Intersect with Model ) và Layer 0 hiện hành thì các cạnh tạo ra sẽ mang layer 0.
Quản lí bằng Outliner
Vào Window-Outliner.
Outliner là 1 kênh chuyên quản lí các Group & Component. Để bản vẽ
nhẹ và dễ quản lí, bắt buộc phải Group tất cả mọi thứ mình vẽ ra. Khi
Edit các Group, muốn chuyển qua Group khác để edit thường ta phải thoát
Group rất mất công, nếu chuyển trong bảng Outliner sẽ tiện hơn nhiều.
Outliner cho phép quản lí Group-trong-Group. Bạn có thể Move 1 Group C
vốn nằm trong Group A sang nằm trong Group B (di chuột). Gần như move
trong cây thư mục vậy.
Chọn Layer0 hiện hành - Vẽ - Make Group - Đặt tên - Chọn Layer thích
hợp - Xếp vô bảng Outliner cho thích hợp - (Quản lí linh tinh) - Vẽ
tiếp
Quản lí Vật liệu SU: Bảng Material.
Bảng này hiện ra khi chọn công cụ Paint. Bạn có thể đặt 1 thư mục các
ảnh Map ở máy, sau đó dẫn đường dẫn đến để dùng trong ô Create-Use
Texture Image.
Khi bạn dùng 1 map, nó được gán vào Model của bạn luôn (Khác với Max và
Cad) nên bản vẽ sẽ nặng thêm. Nên bạn không được để quá nhiều texture
thừa trong bảng ''In Model'' của Material. Nếu không bản vẽ sẽ nặng
thêm đáng kể. Nếu thừa quá nhiều phải Purge (Phần sau).
Quản lí thư viện SU bằng Component: Vào Window-Component.
Đây là bộ thư viện các Model SU. Các bạn sưu tập SU Model vào 1 thư mục
rồi dẫn đường dẫn ra xài, cái này thì có tiện hơn Material chút xíu
Bạn có thể Make Componet 1 vật thể trong bài của bạn rồi ''Save As'' ra 1 bản khác để tạo 1 component mới vào thư viện của bạn.
Khi bạn nhận 1 component vào bài và xóa nó đi thì nó vẫn còn trong bảng
Component, mục In Model. Bản vẽ vẫn bị nặng thêm đáng kể nên phải chú ý
không để có 1 component thừa nào. Cũng có thể Purge để xóa chúng như
Material
Bảng hiệu chỉnh khi click chuột phải vào đối tượng: Gồm có
_Entity Info đã kể
_Xóa
_Hide/Unhide: để giấu các đối tượng ...cần giấu
_Explode phá Group
_Select: Giúp chọn nhanh
_Area đo diện tích
_Make Group/Component đã kể
_Intersect with Model: Bản chất kênh này là vẽ thêm giao tuyến giữa các
mặt được chọn. Từ đó có thể trừ khối. Giao tuyến đó thuộc về Layer hiện
hành
_Reverse face: Lộn trái mặt để áp vật liệu
_Flip along: dùng để Mirror
_Soften: Làm mượt khối
_Zoom Extend: Xem toàn bộ đối tượng chọn
Rendering trong SU: Cái này thì hầu như ai cũng biết rồi, gồm có Shadow, X-ray, Các hiệu ứng vẽ cạnh ... Trong bảng View.
Bạn có thể quản lí Redering thêm ở mục Window-Display Setting.
Khi xuất ảnh bạn nhớ phải để Profile Edge để các cạnh có đủ độ đậm, vì thể hiện trong bài với xuất ảnh của SU có hơi khác nhau.
Bạn có thể chỉnh độ tụ cho bản vẽ hoặc chuyển hẳn sang pc trục đo (không tụ) trong bảng Camera-Field of View/Perspective.
Ruby script. Đây là các đoạn mã viết để thêm lệnh cho SU, tương tự như Lisp của Cad.
Section Plane: Nghĩa là mặt cắt.
Bạn chọn công cụ này trong Tools-Section Plane và move nó đến vị trí cần cắt.
Bạn có thể Tắt/bật mặt cắt này trong bảng Section trên thanh công cụ.
Bạn nên tạo cỡ 5, 6 mặt cắt ở từng ấy vị trí trong Model. Bạn kích đúp
vô mặt cắt nào mc đó sẽ cắt. Bạn muốn vẽ bình thường thì tắt hết chúng
đi. Cách quản lí này rất tiện lợi.
SU cho phép bạn hide (giấu) mọi đối tượng bằng cách kích chuột
phải-hide. Nếu là các cạnh, đường thì hide nhanh bằng cách xài cục tẩy
rồi Shift+Erase
Bạn vào bảng view-view hidden Geometry để chúng hiện ra rồi Unhide.
Đây chỉ là cách thông thường nhất, và thường để hide các đối tượng ko
phải là Group. Với Groups bạn nên hide bằng bảng Outliner.
Hệ thống các đường gióng (Construction line)
Đây là các đường gạch gạch, dài vô tận hoặc có kích thước chuyên dùng để gióng mốc nhằm vẽ tiện hơn.
Vẽ bằng công cụ Tape Measure hoặc Protractor.
Các đường này ko tham gia tạo hình nhưng các đường/mặt có thể bắt điểm vào chúng.
Bạn quản lí các C-line này trong bảng Edit
Đây là vài kênh để dựng các mặt lập thể
1. Khi move vài cạnh/mặt, các đối tượng dính dáng đến cũng bị kéo theo.
2. Khi xoay 1 mặt hay cạnh, hình cũng biến dạng tương ứng.
3. Khi Scale cũng thế.
4. Follow Me có trên thanh công cụ, bản chất là trượt 1 mặt theo 1 đường để tạo hình
5. From Cotour để phủ mặt cho nhiều đường thẳng/cong bất kì, kênh này nằm trong bảng Sandbox
6. Lệnh này để dựng nhanh 1 mặt cong từ 1 hình phẳng. Rất hiệu quả nếu hình phẳng không quá dài.
Bạn kết hợp Extrude mặt đó và scale. Sau cùng Soften nó để làm mượt
Chỉ dùng 6 kênh này đã đủ đê mình dựng các hình tương đối khó
Chuyện gán Map mình có ý kiến thế này:
_Map trong Su định dạng SUMap (*.skm). Trong máy các bạn nếu đã có thư
viện Map rồi thì Create từng cái áp vô bài, đó là cách thông thường
nhất.
_Có thể chọn những map hay xài nhất để đưa vô thư viện *.skm bằng cách edit như sau, các bạn xem qua ảnh đã
1.Bạn tạo 1 bản vẽ mới trong đó áp nhiều ảnh map đã được chỉnh kích cỡ,
màu sắc, opacity ... thích hợp. Sau đó Make Component tất cả lại và
Save As thành 1 file thư viện Map chuẩn.
2.Trong bản vẽ này, phần In Model sẽ chứa tất cả các Map bạn vừa vẽ. Bạn chọn từng cái rồi chuyển sang phần Library.
3.Bạn chọn 1 thư mục tương xứng trong Library rồi chọn nút Insert Material.
4.Vật liệu sẽ được lưu vô Library Skm. Sau đó bạn Save Library lại, lần sau mở ra các map này tự động có trong Library.
_Còn nếu ban ngại edit Library thì khi đổ vật liệu cứ Insert component
''thư viện map chuẩn'' rồi lấy màu từ đó đổ vô bài là xong. Làm xong
thì purge cái thư viện đi cho nhẹ.

วันพุธที่ 1 กันยายน พ.ศ. 2553

Bài 4: Import và Export

Bài 4: Import và Export

by admin on Jan.10, 2009, under Lớp học Online
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta lại gặp nhau qua bài học về 2 chức năng rất cần thiết trong các chương trình đồ họa, đó là IMPORT và EXPORT.
I./ IMPORT
Thông thường các chương trình đồ họa có chức năng hỗ trợ định dạng file của các chương trình khác (vd như 3dmax có hỗ trợ nhận dạng file cad- tức là có thể sử dụng file Autocad để thực hiện việc dựng hình). SU cũng vậy, các bạn cũng có thể sử dụng được các định dạng file như : cad, 3ds,jpg, png …vv để kết hợ với SU.
capture_014
File - Import - Open

Ngày trước, khi Autocad đã ra phiên bản 2007 thì SU vẫn là phiên bản 5.0. Những ai thích khám phá cái mới (như tôi chẳng hạn) thì sẽ gặp một khó khăn nho nhỏ, đó là SU 5.0 không hỗ trợ định dạng cad 2007. Thật đáng buồn, lúc trước có nhiều bạn rất thắc mắc điều này. Nay thì vấn đề này không còn nữa, Autocad vẫn chưa có định dạng file mới ngoài định dạng 2007.
Thôi, chúng ta quay lại bài học tiếp thôi. Các bạn để ý bên dưới ô Preview sẽ có 1 nút Option. Nút này cho phép chúng ta thiết lập 1 số thông số liên quan đến đối tượng chúng ta Import vào (tôi sẽ hướng dẫn đối với file CAD, các định dạng khác các bạn tự khám phá nhé, cũng dễ thôi… )
Hộp thoại Option (đối với file .dwg)
Hộp thoại Option (đối với file .dwg)
Các tùy chọn trên có nghĩa như sau:
  • Merge coplanar faces: gộp các mặt đơn lẻ thành một đối tượng duy nhất.
  • Orient faces consistently: xoay tất cả các mặt về “hướng đông”
  • Unit: đơn vị (thường là mm)
  • Preserve drawing origin: giữ nguyên tọa độ gốc của bản vẽ Autocad
Các bạn lưu ý thường thì cả 3 tùy chọn trên nên giữ nguyên như mặc định là không chọn. Một điểm cần lưu ý nữa là khi xuất file Autocad thì nhớ định lại đơn vị (thông thường các bạn đã định rồi - lệnh mvsetup đó)̣ như với Google Sketchup (nếu là mm thì cả 2 phải là mm). Chỉ xuất những đối tượng nào cần vẽ thôi (dùng lệnh writeblock: w) vì nếu xuất toàn bộ bản vẽ thì sẽ rất nặng.
II./ EXPORT
Cũng như Import, SU cũng hỗ trợ xuất nhiều định dạng file (.jpg, .dwg, .3ds …vv). Nhưng điều đặc biệt là được phân ra làm 2 loại, xuất theo nhóm 2D và nhóm 3D.
capture_019
Export theo nhóm 2D (.jpg, .dwg ...vv)
Tôi sẽ lấy vd điển hình và thiết thực nhất là xuất mô hình của mình sang ảnh (trình cho sếp, cho khách hàng…vv). Lẽ dĩ nhiên là các bạn chọn trong phần Export TypeJPEG Image (*.jpg). Trong hộp thoại Option có các thông số điều chỉnh như sau:
Hộp thoại Option cho định dạng file .jpg
Hộp thoại Option cho định dạng file .jpg
Use view size: kích cỡ ảnh xuất ra bằng với kích cỡ ảnh hiển thị trên màn hình (khi bạn chọn tùy chọn này thì 2 thông số Width và Height sẽ ẩn đi). Nếu bỏ chọn, bạn sẽ thiết lập cỡ ảnh xuất ra bằng 2 thông số W và H (Càng lớn thì ảnh càng rõ nét, nhưng thời gian xuất càng lâu, hì, cái nào cũng có cái giá của nó).
Anti-alias : khử răng cưa (làm cho đường thẳng trông mượt hơn)
JPEG Compression : Mức độ nén của file ảnh.Đối với  Smaller, ảnh xuất ra dung lượng sẽ nhỏ nhưng chất lượng cuãng giảm theo và Better thì ngược lại. Thông thường thì bạn nên chọn Better (max) để cho chất lượng ảnh là tốt nhất.
g
Export theo nhóm 3D ( .dwg, .3ds, .xsi ...vv)
Có một điều mà theo kinh nghiệm của tôi, đó là khi bạn xuất mô hình của mình sang 3D thì bạn nên xuất theo định dạng Autocad (.dwg). Vì nếu xuất theo định dạng này, các đối tượng của bạn vẫn giữ được Layer như trong SU (với điều kiện bạn quản lý các đối tượng trong Su theo Layer). Lúc này các đối tượng của bạn sẽ có tên bắt đầu bằng tiền tố Layer_ và phần tên mà các bạn đặt (vd Layer_Kinh, Layer_Cua so …vv). Điều này rất hứu ích khi bạn làm việc với 3D Studio Max.
capture_018
Export theo định dạng 3DS (định dạng max căn bản)
Export theo định dạng của Autocad (.dwg)
Export theo định dạng của Autocad (.dwg)
Một điều lưu ý nữa (vấn đề này tôi không rõ nguyên nhân làm sao, bạn nào biết thì chỉ cho tôi với nhé), khi bạn Import file .dwg (xuất bởi SU) vào trong 3D Studio Max,thì sẽ xuất hiện một loạt các đối tượng có tên bắt đầu bằng tiền tố  Block… Các đối tượng này thật vô nghĩa, bạn không thể xóa chúng đi, để lại thì cũng không được (vì có thể sẽ xuất hiện một số lỗi khi render). Cũng may là có một cách khắc phục thật đơn giản, đó là bạn nhóm tất cả các đối tượng Block này lại thành một nhóm (Group) rồi chỉ việc ẩn (Hide) chúng đi.
Đôi điều chia sẻ cùng các bạn, chúc các bạn thành công.
Nếu các bạn muốn copy bài viết này Blog hay Web site của mình, xin vui lòng ghi rõ nguồn từ ArchXT’s Blog.
:, , ,








Bài 2: Shadow, Components, Materials

Bài 2: Shadow, Components, Materials

by admin on Jan.02, 2009, under Lớp học Online, SketchUp
image002
Bài học kỳ này chúng ta sẽ học về Bóng đổ (Shadow), Thành phần (gọi nôm na là thư viện - Components), Vật liệu (Material).

I. Bóng đổ

Như các bạn thấy ở trên hình trên, bóng đổ của dối tượng trong  SketchUp (SU) không giống như các chương trình đồ họa khác. Màu sắc và độ đậm của bóng đổ không thay đổi theo khoảng cách. Trong SU ta chỉ có thể điều chỉnh vị trí địa lý (Location), Ngày tháng (Date) và các tùy chọn hiển thị.
image005
Bảng điều khiển thiết lập bóng đổ
image003
Thanh điều khiển thời gian gây nên hiệu ứng bóng đổ
Trong thanh điều khiển thời gian (View-Toolbar-Shadow), các tham số J-F-M-A-M-J-J-A-S-O-N-D tương ứng với các tháng trong năm (các ký tự bên là viết tắt của các tháng theo tiếng Anh, vd J: January, F:February…). Phía bên phải là thời gian, bắt đầu từ 6h43′ sáng đến 4h46′ chiều, Noon là giữa trưa.
Để bật bảng Shadow Setting, các bạn nhấn vào nút có hình chữ  “i” trên thanh điều khiển thời gian. Các thông số có ý nghĩa như sau:
Display shadown: bật tắt hiển thị bóng đổ
Time: giờ – Date: ngày tháng
Light: độ sáng/tối của phần sáng của đối tượng
Dark: độ sáng/tối của phần tối của đối tượng
Use sun for shading: chỉ hiển thị mặt sáng tối trên đối tượng (không hiển thị bóng đổ)
On face: đổ bóng lên bề mặt đối tượng
On ground: đổ bóng lên nền khung cảnh
From edges: đổ bóng cả đối tượng đường nét (line, shape…)
image008
On Face
image010
On Ground
image012
From Edge và cả 3

II.Thư viện (Components)

SU cung cấp cho chúng ta 1 thư viện khá phong phú các thành phần dựng sẵn để bổ sung vào mô hình của chúng ta. Nhưng rất tiếc, bộ cài đặt các thành phần bổ sung này không được tích hợp sẵn ngay khi bạn cài đặt SU. Các bạn có thể truy cập vào Link này để tỉa về các bản bổ sung (tôi tin chắc các bạn sẽ hài lòng về nó :) ).
Bảng Components
Bảng Components
Thông tin cập nhật thêm: Hiện nay SU đã có phiên bảng 7.0 với nhiều tính năng hấp dẫn được bổ sung. Vì vậy, nếu các bạn sử dụng phiên bản mới này thì sẽ có đôi chút khác biệt với bản 6.0. Trong các bài học tôi trình bày, tôi sẽ chỉ sử dụng đối với phiên bản 6.0 mà thôi. Còn về sự khác biệt, tôi xin trình bày trong một bài viết khác.
image015
Nhấn chọn 1 Component cửa sổ rồi đặt vào đối tượng
Sau khi đặt cửa sổ vào đối tượng, phần giao sẽ tự động mất đi. Nếu bạn xóa dối tượng cửa sổ đi, phần giao này sẽ tự động hồi phục lại.
Sau khi đặt cửa sổ vào đối tượng, phần giao sẽ tự động mất đi. Nếu bạn xóa dối tượng cửa sổ đi, phần giao này sẽ tự động hồi phục lại.

III. Vật liệu


Bảng thư viện vật liệu
Bảng thông số chỉnh sửa Vật liệu

Một trong những nét đặc trưng của SU là phong cách thể hiện và chất liệu. Cũng vẫn là khó có thể nhầm lẫn SU với một phần mềm nào khác. Vật liệu trong SU mang một nét mộc mạc đơn giản, không bóng bẩy, cầu kỳ và thể hiện đúng như tên gọi của phần mềm “Sketch” (Phác thảo).
Để hiện bảng Material, các bạn có 2 cách:
1. vào Window -> Materials
2. Nhấn phím B (công cụ Paint Bucket)
Để áp VL cho đối tượng, các bạn nhấn chuột vào Thumbnail tương ứng rồi nhấn chọn lên đối tượng cần áp.
Mách nhỏ: để lấy mẫu VL có sẵn trên một đối tượng cũng có sẵn. Các bạn dung công cụ Paint bucket, nhưng đồng thời các bạn nhấn phím Alt rồi click chuột vào mẫu Vl trên đối tượng cần lấy. Lúc này mẫu VL bạn lấy sẽ là mẫu VL hiện hành.
Trong bảng thông số chỉnh sửa VL có các thong số quan trọng sau;
Texture: đừng dẫn đến file VL
Ocpacity: độ trong suốt của VL (cái bày ứng dụng cho thủy tinh, kính …)
Colorize: điều chỉnh chất liệu ngả sang một tone màu chỉ định bằng bánh xe màu
Reset Color: quay lại màu mặc định
Hết bài 2 - Bài tiếp theo sẽ học về Layer, Import và Export
Nếu các bạn muốn copy bài viết này Blog hay Web site của mình, xin vui lòng ghi rõ nguồn từ ArchXT’s Blog.
:,
2 comments for this entry:

  1. ngoc haNo Gravatar
    phan nay huu ich do thay, se co gang theo doi va luyen tap , hi, chuc bog thay ngay them hoanh trang
  2. richmanNo Gravatar
    Phần này coi bộ hay đấy, nhưng được học trực tiếp chắc hay hơn Tí teo nhỉ




 

Bài 1: SketchUp vỡ lòng

Bài 1: SketchUp vỡ lòng

by admin on Dec.16, 2008, under Lớp học Online
Giao diện chính của Google SketchUp Pro 6.0

CÁC CÔNG CU CƠ BẢN
Select tool : chọn đối tượng
Eraser tool : xóa đối tượng
Rectangle tool : vẽ hình chữ nhật
Circle tool : vẽ hình tròn

Polygon tool : vẽ đa giác
Move tool : di chuyển đối tượng
Rotate tool : xoay đối tượng
Scale tool : thu phóng tỉ lệ đối tượng
Tape maesure tool : vẽ đường gióng
Protractor tool : vẽ đường gióng
Axes tool : thay đổi tọa độ trục trong khung cảnh
Orbit tool : xoay góc nhìn
Zoom tool : phóng lớn/thu nhỏ góc nhìn
Zoom extents tool : thu toàn cảnh (vừa vặn khung nhìn)
Position camera tool : camera với tầm mắt người tại vị trí chỉ định
Look around tool : nhìn khung cảnh với phạm vi của đầu người
Paint bucket tool : tô /áp màu/vật liệu cho đối tượng
Section tool : xác định vết cắt trên đối tượng
Line tool : vẽ đường thẳng
Arc tool : vẽ cung tròn
Freehand tool : vẽ đường tự do
Push/pull tool : đẩy/kéo một mặt thành một khối
Follow me tool : dẫn một mặt theo một đường dẫn để tạo đối tượng
Offset tool : thu phóng đồng dạng một mặt/đường nét
Dimention tool : đo kích thước đối tượng
Text tool : chú thích
3dtext tool : vẽ chữ 3d
Pan tool : di chuyển khung nhìn theo phương ngang/dọc
Zoom window tool : thu đối tượng bằng cách xác định một vùng nhìn
Previous/next :trở lại khung nhìn trước hay ngược lại
Walk tool : mô phỏng chuyển động của người đi bộ
Các dấu hiêu truy bắ́t điểm
From Bai 1
Endpoint: truy bắt điểm cuối
Midpoint: truy bắt trung điểm
Intersection: truy bắt điểm giao
On face: truy bắt trên mặt
On Edge: truy bắt trên cạn
:, ,
No comments for this entry yet...





  Audio Version

 

Bài 3: Layer, Group và Component

Bài 3: Layer, Group và Component

by admin on Jan.04, 2009, under Lớp học Online
Bài học kỳ này chúng ta sẽ học về một chức năng mà hầu hết các phần mềm đồ họa đều có. Đó chính là Layer. Nếu bạn đã sử dụng Autocad rồi, thì tôi tin rằng bạn sẽ không gặp bất cứ một khó khăn nào trong việc sử dụng Layer ở trong SU. Thật vậy đó, cách sử dụng giống như nhau cho cả 2 phần mềm. Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu chức năng và các tham số đi theo nhé.
Trước tiên tôi xin định nghĩa Layer là gì: Layer có nghĩa là Lớp (thật đơn giản như 1+1=2).
Vai trò và ý nghĩa của Layer thực sự được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng và tổ chức. Nó quyết định việc bạn làm có hiệu quả hay không. Ví dụ nhé, chúng ta có mô hình một ngôi nhà chẳng hạn. Nó bao gồm rất nhiều thành phần, tường, cửa sổ, mái, con lương, sê-nô, bậc tam cấp, cửa đi …vv rất rất nhiều. Nếu các bạn vẽ tất cả các đối tượng này mà không quan tâm gì đến Layer sẽ là không hay đấy (xin lỗi 1 chút nhé, tôi giả sử bạn đã biết sử dụng Autocad rồi, không cần giỏi đâu, chỉ cần biết Layer là đủ). Nếu chúng ta vẽ các thành phần nêu trên vào các layer tương ứng thì việc quản lý sẽ dễ hơn rất nhiều. Cửa đi sẽ được vẽ tại Layer cửa đi, cửa sổ tại Layer Cửa sổ (cách thức như thế nào thì tôi sẽ hướng dẫn sau). Nếu như bạn không muốn hiển thị toàn bộ cửa sổ trong mô hình của bạn, thì đơn giản bạn chỉ việc tắt Layer đó đi. Thật đơn giản. Nói thì nghe dễ lắm, vậy hãy bắt đầu đi thôi.
Bảng Layer Manager (Window - Layer)Bảng Layer Manager (Window - Layer)

Thanh công cụ Layer (View - Toolbar - Layer)
Thanh công cụ Layer (View - Toolbar - Layer)

capture_004
Add Layer : Thêm một Layer mới
capture_005 Delete Layer: Xóa một Layer (chỉ xóa được khi Layer này không phải Layer hiện hành )
capture_006 Details : Chi tiết. Bao gồm: Select All (chọn tất cả các Layer), Purge (loại bỏ những Layer không chứa các đối tượng),    Color by Layer (hiển thị đối tượng có màu sắc như màu của Layer).
Có 2 cách để làm việc với Layer:
1. Tạo ra Layer nào thì vẽ đối tượng tương ứng lên đó
2. Vẽ xong rồi chuyển Layer sau (cách này không khuyến khích đâu nhé)
capture_007
Layer được mở đầy đủ
capture_009
Tắt bớt một Layer

PHẦN TIẾP THEO CHÚNG TA SẼ TÌM HIỂU THÊM VỀ GROUP VÀ COMPONENT

Group: là một nhóm các đối tượng. Vd: Tường, cửa sổ, mái… Mỗi Group có thể có nhiều Group con, Group “cháu” …vv
Component: cũng tương tự như Group. Nhưng có 1 sự khác biệt như  sau:
Khi ta copy một Group ra thành một Group khác. Việc thay đổi (chỉnh sửa) Group mới sẽ không làm ảnh hưởng đến Group cũ. Component thì ngược lại, nếu bạn thay đổi thành phần được sao chép ra, thì đối tượng gốc cũng sẽ bị thay đổi theo.
Vd nhé: Căn nhà chúng ta có nhiều cửa sổ (vd là 10 đi). Nếu mỗi cửa sổ này là một Group, rồi bạn sao chép ra thêm 9 group nữa (cho đủ 10 cửa sổ). Nếu chẳng may chúng ta cần thay đổi kiểu dáng cho các cửa sổ này, thì chúng ta phải thực hiện chỉnh sửa tới 10 lần, quả là mệt phải không. Nếu mỗi cửa sổ này được tạo ra từ một Component cửa sổ gốc, chúng ta chỉ cần thay đổi một cửa sổ. 9 cửa sổ còn lại sẽ được thay đổi theo. Không tin các bạn cứ làm thử xem…
Nhấn chuột phải vào nhóm đối tượng chọn Make Group
Nhấn chuột phải vào nhóm đối tượng chọn Make Group
Nhấn
Nhấn chuột phải vào nhóm đối tượng chọn Make Component
Nhấn
Create Component
Name : Tên Component
Description: phần mô tả thông tin Component
Glue to: chẳng rõ tác dụng của nó lắm. Có lẽ là chế độ neo dính đối tượng lên một đối tượng khác.
Always face camera: luôn luôn hướng về phía mắt nhìn (thích hợp trong việc tạo cây, dù xoay nhìn bất cứ góc nào thì bề mặt của đối tượng cũng hướng đến mắt nhìn)
Xong đâu đó hãy nhấn vào Create đi thôi.
Nếu các bạn muốn copy bài viết này Blog hay Web site của mình, xin vui lòng ghi rõ nguồn từ ArchXT’s Blog.
:, , , , ,
No comments for this entry yet...